THỨ NĂM, NGÀY 25 THÁNG 04 NĂM 2024 01:45

Thầy cô cùng đồng hành để tư vấn tâm lý cho trẻ em

18/10/2021 | 06:14
Phó Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ LĐ-TB&XH) Nguyễn Thị Nga cho rằng, trẻ em là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19. Vì thế, các em cần được chăm sóc, bảo vệ và hỗ trợ tâm lý để vượt qua giai đoạn khó khăn này. Cùng với gia đình, người chăm sóc trẻ thì thầy cô giáo đóng vai trò rất quan trọng trong việc hướng dẫn chăm sóc và hỗ trợ tâm lý cho các em.

Dịch bệnh làm tăng nguy cơ về các tình trạng sức khỏe tâm thần ở trẻ em

Bà Nga cho biết, Bộ LĐ-TB&XH và UNICEF tại Việt Nam ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn kĩ năng an toàn cho trẻ em trong dịch bệnh Covid-19. Đây là tài liệu để các gia đình, nhà trường, cơ sở chăm sóc trẻ có những kiến thức, kỹ năng bảo vệ, chăm sóc và hỗ trợ tâm lý cho các em trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Khi mà dịch vẫn diễn biến phức tạp, nhiều địa phương thực hiện giãn cách nên các em phải học online, các em không được ra ngoài giao lưu, vui chơi, giải trí. Gia đình, thầy cô cần dành thời gian quan tâm, trò chuyên cùng các em, giúp các em giải tỏa những stress có thể xảy ra. Nếu các em có những biểu hiện bất thường về tâm lý kịp thời phát hiện để tư vấn, hỗ trợ hoặc kết nối Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111, các chuyên gia hỗ trợ cho các em.

Giờ học trực tuyến vui nhộn giúp các em giải tỏa stress và cô trò thêm gần gũi.

Giờ học trực tuyến vui nhộn giúp các em giải tỏa stress và cô trò thêm gần gũi.

Chuyên gia Nguyễn Thị Y Duyên đến từ UNICEF cho biết, theo số liệu thống kê, 20% trẻ em và thanh niên bị rối loạn tâm thần và 50% số trẻ em và thanh niên bắt đầu tâm thần ở độ tuổi 14. Tâm thần cũng là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 3 đối với trẻ em và thanh niên. Trong bối cảnh dịch bệnh làm gia tăng nguy cơ về các tình trạng sức khỏe tâm thần và các vấn đề tâm lý xã hội ở trẻ em và thanh thiếu niên. Tại Việt Nam, theo một số liệu nghiên cứu quy mô nhỏ, tỷ lệ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần là 8 - 29% ở trẻ em và trẻ vị thành niên. Các vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến là trầm cảm lo âu, cảm thấy cô đơn; tăng động, giảm chú ý; rối loạn hành vi; tự tử hoặc có ý định tự tử; lạm dụng ma túy, thuốc lá...

Cũng theo bà Duyên, đại dịch Covid-19 đã làm tăng tính dễ bị tổn thương cho trẻ em, thanh thiếu niên và gia đình. Đại dịch làm tăng khả năng tiếp xúc với bạo lực, trẻ em bị bỏ bê và thiếu thốn; trẻ bị hạn chế tiếp cận giáo dục; đại dịch làm tăng khó khăn kinh tế gia đình nên trẻ chịu tác động vì gia đình thu nhập giảm sút. Từ đó, làm tác động trực tiếp lên trẻ em: Kết quả học tập kém; tác động tiêu cực đến sự phát triển trí não của trẻ nhỏ và thanh thiếu niên; tăng mức độ căng thẳng; sợ hãi và lo lắng cho sức khỏe và sự an toàn của bạn bè và gia đình. Từ đó, chuyên gia đến từ UNICEF cũng đưa ra một số dấu hiệu của căng thẳng và rối loạn sức khỏe tâm thần: Lo lắng, sợ hãi, luôn cảm thấy mình có lỗi; cảm thấy buồn chán, thất vọng, buồn rầu; dễ tức giận hoặc kích động; cảm thấy cơ thể đau nhức không rõ lý do; cảm thấy cô đơn; dễ khóc,...

Phải có kỹ năng khi lắng nghe chia sẻ của trẻ

Để đối phó với căng thẳng, rối loạn sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội, bà Duyên cho rằng, cần duy trì sinh hoạt điều độ, tập các bài thể dục vui nhộn, duy trì giao tiếp với bạn bè thầy cô, hỗ trợ tích cực những người bạn đang căng thẳng, tham gia các hoạt động của trường lớp, tìm cách bày tỏ suy nghĩ và cảm xúc của mình... Bà Duyên cũng đưa ra các hoạt động để tăng cường kết nối với các em như: Cắm trại, dã ngoại; tham gia các câu lạc bộ; tham gia các cuộc thi, ngày hội vui chơi...

Theo bà Duyên, khi trẻ bị rối loạn sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội, nhà trường đóng vai trò rất quan trọng để hỗ trợ các em. Theo đó, nhà trường cử cán bộ được đào tạo có chuyên môn về tâm lý, sức khỏe tâm thần và công tác xã hội tư vấn cho các em; Các thầy cô dành thời gian và lắng nghe chia sẻ, tâm sự của các em. Đồng thời, tăng cường kết nối, trao đổi với cha mẹ học sinh; Hỗ trợ xây dựng mô hình mạng đồng đẳng; Đánh giá mức độ rối loạn sức khỏe tâm thần của trẻ để hỗ trợ, kết nối chuyên gia và chuyển các em đến các Trung tâm tư vấn tâm lý chuyên nghiệp nếu cần thiết.

Chuyên gia đến từ UNCEF cũng đưa ra những kỹ năng lắng nghe tích cực dành cho giáo viên, phụ huynh khi trẻ có những biểu hiện bất thường về tâm lý. Đó là cần lắng nghe các em và có phản hồi lại khi các em chia sẻ cùng. Chỉ khi trẻ được người khác lắng nghe, phản hồi lại thì trẻ mới tin tưởng và tiếp tục chia sẻ những khó khăn đang gặp phải. Trong quá trình lắng nghe, chia sẻ với trẻ cần lặp lại những gì trẻ đã nói, chú ý tập trung vào những suy nghĩa và cảm xúc có ý nghĩa như: “Em/con nói rằng…”; “Có vẻ như là…”; “Vì thế nên em/ con đã….”. Giáo viên hay phụ huynh nên nhắc lại hoặc diễn giải giúp trẻ nói nhiều hơn, chỉ khi nào trẻ có thể nói hết ra những khó khăn thì mới có thể đồng hành và hỗ trợ trẻ. Cuối thời gian nói chuyện cần tóm lại những điều đã nói với trẻ. Đồng thời, giáo viên, phụ huynh thể hiện sự hiểu biết, lắng nghe những chia sẻ của trẻ, cung cấp thêm thông tin, chia sẻ để khích lệ trẻ tiếp tục nói nhiều hơn, tin tưởng hơn với người mà trẻ đang trò chuyện. Giáo viên hay phụ huynh sẽ là người làm rõ suy nghĩ, tăng cường cam kết và giúp trẻ trải nghiệm các cảm giác.

Ở phòng tư vấn tâm lý học đường hay trong các tiết sinh hoạt tập thể… giáo viên dễ dàng phát hiện những biểu hiện bất thường của học sinh. Trong bối cảnh học online, để luôn đồng hành và kịp thời hỗ trợ các em, nhà trường cần duy trì kết nối trực tuyến với học sinh và gia đình. Trước và sau mỗi buổi học có hoạt động trao đổi để học sinh chia sẻ cảm xúc, từ đó giáo viên nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và kịp thời hỗ trợ phù hợp cho các em.

Vân Khánh
Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

5 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...
Nỗ lực giảm thiểu lao động trẻ em

Nỗ lực giảm thiểu lao động trẻ em

2 năm trước

Sử dụng lao động trẻ em là vấn đề ngày càng nan giải ở các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Để ngăn chặn tình trạng sử dụng lao động trẻ em, Việt Nam đang nỗ lực từng...
Những giải pháp hỗ trợ cần được lựa chọn vì lợi ích tốt nhất của trẻ em

Những giải pháp hỗ trợ cần được lựa chọn vì lợi ích tốt nhất của trẻ em

2 năm trước

Bày tỏ sự quan tâm sâu sắc và mong muốn được hỗ trợ nhiều nhất cho hơn 1.500 trẻ em ở TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh thành khác bị mất cha mẹ do Covid-19, bà Rana Flowers, Trưởng đại diện...
Nâng cao cảnh giác, phòng tránh ngộ độc ở trẻ em

Nâng cao cảnh giác, phòng tránh ngộ độc ở trẻ em

2 năm trước

Ngộ độc đối với trẻ em được xem là một loại tai nạn thương tích nguy hiểm, bởi nó vừa gây hậu quả tức thì, vừa gây hậu quả lâu dài. Để phòng chống ngộ độc ở trẻ em có hiệu...