THỨ BẨY, NGÀY 20 THÁNG 04 NĂM 2024 12:00

Thêm nhiều trường đại học công bố phương án tuyển sinh năm 2023

18/01/2023 | 07:38
Tính đến thời điểm này, cả nước có gần 30 trường đại học công bố phương án dự kiến tuyển sinh đại học 2023, một số trường giữ nguyên phương án tuyển sinh nhưng nhiều trường có sự thay đổi.

Mới đây nhất, Trường Đại học Y tế Công cộng là trường đầu tiên khối ngành Sức khỏe công bố phương án tuyển sinh hệ chính quy năm 2023. Trường Đại học Y tế công cộng tuyển sinh 7 ngành, trong đó Kỹ thuật xét nghiệm y học tuyển nhiều nhất - 215 chỉ tiêu, Y tế công cộng 190 và Kỹ thuật phục hồi chức năng 130.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

4 phương thức tuyển sinh gồm xét tuyển thẳng, dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT, xét học bạ và sử dụng điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội. Phương thức dùng điểm đánh giá năng lực chỉ dùng để tuyển ngành Khoa học dữ liệu, ba phương thức còn lại áp dụng với tất cả 7 ngành.

9 tổ hợp được chấp nhận là A00 (Toán, Vật lý, Hóa học), A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh), B00 (Toán, Hóa học, Sinh học), B08 (Toán, Sinh học, Tiếng Anh), C00 (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý), D01 (Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh) D0: (Toán, Hóa học, Tiếng Anh), D13 (Ngữ văn, Sinh học, Tiếng Anh), D66 (Ngữ văn, Giáo dục công dân, Tiếng Anh). Dự kiến đầu tháng 4/2023, Trường Đại học Y tế Công cộng sẽ công bố đề án tuyển sinh.

Năm 2023, Trường Đại học Ngoại thương mở thêm ngành Kinh tế chính trị tại trụ sở Hà Nội. Tổng chỉ tiêu cho ba cơ sở Hà Nội, TP.HCM và Quảng Ninh là 4.100. Sáu phương thức tuyển sinh được giữ giống như năm 2022. Trường Đại học Ngoại thương chưa công bố tỷ lệ phân bổ chỉ tiêu cho từng phương thức xét tuyển. Các phương thức sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT thực hiện theo hướng dẫn của Bộ, còn lại dự kiến nhận hồ sơ đăng ký từ 22/5.

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội cho biết các ngành mới, dự kiến đào tạo từ năm nay gồm Năng lượng tái tạo, Kỹ thuật sản xuất thông minh, Công nghệ kỹ thuật điện tử y sinh, Ngôn ngữ học. Ngoài mở thêm ngành, trường cũng tăng chỉ tiêu từ 7.120 (năm 2022) lên 7.500 trong mùa tuyển sinh năm nay.

6 phương thức tuyển sinh được giữ ổn định như năm 2022, gồm xét tuyển thẳng; xét thí sinh đoạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố hoặc có chứng chỉ quốc tế (dự kiến chiếm 5% tổng chỉ tiêu); kết quả thi tốt nghiệp THPT (65%); xét học bạ (15%); kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội (5%) và đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội (10%). Hiện, trường chưa công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào cụ thể cho từng phương thức.

Năm 2023, Đại học Quốc tế Sài Gòn dự kiến sử dụng 4 phương thức xét tuyển là xét tuyển học bạ lớp 12; xét tuyển học bạ bằng kết quả 5 học kỳ (2 học kỳ lớp 10, 2 học kỳ lớp 11 và học kỳ I lớp 12); xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT; xét kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức.

Đại học Tôn Đức Thắng dự kiến tuyển sinh khoảng 6.000 chỉ tiêu trình độ đại học cho 39 ngành chương trình tiêu chuẩn, 19 ngành chương trình chất lượng cao, 12 ngành chương trình đại học bằng tiếng Anh, 7 ngành chương trình học tại phân hiệu Khánh Hòa và 11 ngành chương trình liên kết đào tạo quốc tế.

Các phương thức tuyển sinh nhà trường sử dụng là xét kết quả quá trình học tập bậc THPT; xét kết quả thi tốt nghiệp THPT; xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của trường; xét kết quả bài thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh và xét tuyển thẳng theo quy định tuyển thẳng của Bộ GD&ĐT.  

Trước đó, hơn 20 cơ sở đào tạo trên cả nước đã công bố thông tin ban đầu về phương án tuyển sinh đại học chính quy năm 2023.Cụ thể, khu vực phía Bắc gồm các trường như: ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Thủy lợi , ĐH Xây dựng Hà Nội, ĐH Sư phạm Kỹ thuật Nam Định, ĐH Hà Nội, ĐH Thương mại, ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Bách khoa Hà Nội.

Khu vực miền Trung - Tây Nguyên gồm các trường: ĐH Đông Á (Đà Nẵng), ĐH Phan Thiết (Bình Thuận), ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu, ĐH Yersin Đà Lạt (Lâm Đồng), ĐH Thái Bình Dương (Khánh Hòa).

Khu vực phía Nam gồm các trường: ĐH Luật TP.HCM, ĐH Công nghiệp TP.HCM, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, ĐH Quốc Tế Hồng Bàng, ĐH Quản lý và Công nghệ TP.HCM, ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM, ĐH Công nghệ TP.HCM, ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long, ĐH Hoa Sen, ĐH Đồng Tháp, ĐH Quốc tế Miền Đông, ĐH Công nghệ Miền Đông.

Theo Bộ GD&ĐT, công tác tuyển sinh năm 2023 và các năm tiếp theo về cơ bản sẽ giữ ổn định như năm 2022. Bộ GD&ĐT đã hướng dẫn các trường rà soát những phương thức xét tuyển hiệu quả, loại bỏ (không sử dụng) các phương thức không phù hợp, không hiệu quả, không đủ cơ sở khoa học, có thể gây nhiễu hệ thống cũng như khó khăn, vướng mắc cho thí sinh.

Thí sinh lưu ý, từ năm 2023, điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng từ 22,5 điểm trở lên (khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) sẽ không còn được cộng tối đa, mà được xác định theo công thức giảm tuyến tính. Việc thay đổi trong tính điểm ưu tiên này, theo Bộ GD&ĐT, nhằm tạo sự công bằng giữa các nhóm thí sinh thuộc các khu vực và đối tượng khác nhau.

Hoài Phi
Khởi động Cuộc thi 'Trường học không ma tuý'

Khởi động Cuộc thi "Trường học không ma tuý"

5 tháng trước

Ngày 4/11, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04) Bộ Công an cho biết đang phối hợp với Ban Khoa giáo, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức cuộc thi "Trường học không ma tuý" dành cho...
Tiêu chí đánh giá cơ sở giáo dục đại học khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Tiêu chí đánh giá cơ sở giáo dục đại học khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

1 năm trước

Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo về Bộ tiêu chí đánh giá cơ sở giáo dục đại học khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.
Quy định về hoạt động khoa học và công nghệ trong cơ sở giáo dục đại học

Quy định về hoạt động khoa học và công nghệ trong cơ sở giáo dục đại học

1 năm trước

Ngày 30/12, Chính phủ ban hành Nghị định số 109/2022/NĐ-CP quy định về hoạt động khoa học và công nghệ trong cơ sở giáo dục đại học.