THỨ BẨY, NGÀY 20 THÁNG 04 NĂM 2024 07:16

Thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em với mô hình Hội đồng trẻ em

06/11/2021 | 07:00
Đảm bảo quyền tham gia của trẻ em và thanh thiếu niên, bao gồm trẻ em gái và phụ nữ trẻ, là một ưu tiên hoạt động của Plan International tại Việt Nam. Một trong những hoạt động tiêu biểu mà Plan International đã thực hiện là mô hình Hội đồng trẻ em.
HĐTE

Hội đồng trẻ em là đại diện của trẻ em trên địa bàn định kỳ bày tỏ ý kiến, nguyện vọng với các đại biểu, các lãnh đạo của địa phương về những vấn đề liên quan đến trẻ. Đây là mô hình mà Plan International Việt Nam phối hợp với Hội đồng đội Trung ương thực hiện thí điểm từ năm 2017. Từ 5 mô hình thí điểm cấp tỉnh của Trung ương Đoàn, đến nay đã có 14 mô hình Hội đồng trẻ em, các em nhỏ được đào tạo kiến thức để không chỉ hiểu biết rõ các quyền của bản thân cấp tỉnh và 21 mô hình Hội đồng trẻ em cấp huyện trên cả nước.

Tham gia "Hội đồng trẻ em", các em nhỏ được đào tạo kiến thức để không chỉ hiểu biết rõ các quyền của bản thân mà còn được rèn luyện nhiều kĩ năng mềm phục vụ việc thu thập thông tin, tổ chức thảo luận, tổng hợp ý kiến và trình bày ý kiến. Nhiều bạn nhỏ có cơ hội đại diện tiếng nói của bạn bè xung quanh, thể hiện tâm tư, nguyện vọng, ước mơ và dần được các cô bác lãnh đạo địa phương "chắp cánh" bằng những quyết sách thực tế.

Trong giai đoạn từ 7/2020 đến 6/2021, 372 trẻ em tiêu biểu (trong đó 162 trẻ là đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm 43,5%) là thành viên của 10 Hội đồng trẻ em, đại diện cho hơn 983,000 trẻ em của 5 tỉnh dự án của Plan International Việt Nam đã tổng hợp hơn 14,880 ý kiến từ các bạn trên địa bàn các thành viên Hội đồng trẻ em sinh sống và học tập về các vấn đề liên quan đến trẻ.

Em Ánh Dương, Chủ tịch Hội đồng trẻ em huyện ở Hà Giang.

Em Ánh Dương, Chủ tịch Hội đồng trẻ em huyện ở Hà Giang.

Em Ánh Dương, Chủ tịch Hội đồng trẻ em huyện ở Hà Giang chia sẻ: “Tham gia Hội đồng trẻ em huyện, em có dịp đại diện bày tỏ ý kiến của các bạn thiếu niên nhi đồng trong toàn huyện. Chúng em mong rằng các bác lãnh đạo sẽ quan tâm giúp đỡ chúng em để chúng em có thể phát triển toàn diện trong môi trường tốt nhất, và tổ chức nhiều buổi tiếp xúc để chúng em có thể bày tỏ nguyện vọng của mình”.

Em Nể, dân tộc Mông, thành viên Hội đồng trẻ em tỉnh Lai Châu cho biết: “Nhờ tham gia Hội đồng trẻ em, mình đã biết được các quyền lợi của trẻ em, trong đó có quyền được chủ động nói lên tiếng nói của mình. Mình đã tích cực tuyên truyền cho các bạn cùng trang lứa ở nơi mình sinh sống để các bạn học tập và hiểu thêm về quyền của trẻ em, từ đó dần dần xóa bỏ các hủ tục lạc hậu.”

Mô hình Hội đồng trẻ em được Cục Trẻ em, Bộ LĐ-TB&XH đánh giá là mô hình phát huy sự tham gia của trẻ vào các vấn đề liên quan đến các em tại địa phương từ trong gia đình, nhà trường và tại cộng đồng nơi trẻ sinh sống. Mô hình giúp các em phát triển toàn diện; đồng thời là cầu nối giúp lãnh đạo các tỉnh, thành phố, quận, huyện và các ngành, cơ quan hoạt động trong lĩnh vực trẻ em nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của các em, tạo sự chuyển biến nhận thức các cấp, các ngành và toàn xã hội về trách nhiệm thực hiện các mục tiêu vì trẻ em.

Theo bà Nguyễn Thị Nga, Phó cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ LĐ-TB&XH, “Hội đồng trẻ em” có thể nói là mô hình đỉnh cao về quyền tham gia của trẻ em, khi các thành viên Hội đồng trẻ em cấp tỉnh đã có thể đại diện cho tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em trong quận, huyện mình, thông qua khả năng tổng hợp, phân tích các ý kiến. Vị lãnh đạo Cục Trẻ em cũng mong rằng tới đây khi tiếp tục thực hiện mô hình, các ý kiến gai góc, nhạy cảm có ảnh hưởng đến cấp lãnh đạo sẽ được bảo vệ bí mật đời tư cho trẻ em, đồng thời cũng được phản hồi, giải đáp thỏa đáng.

Theo anh Nguyễn Ngọc Lương, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương, Hội đồng trẻ em là diễn đàn, là nơi thực sự hiệu quả, chính thống để các em có thể gửi gắm, khơi gợi tốt hơn tiếng nói, nguyện vọng về các vấn đề của các em, từ đó giúp chính quyền địa phương đề ra các quyết sách xác thực, chính đáng hơn dành cho các em. Từ mô hình và triển khai thực tế tại cơ sở đã tạo sự quan tâm, tinh thần trách nhiệm của các cấp bộ, ban ngành và chính quyền địa phương, các đơn vị, giúp các cơ quan trung ương và địa phương giải quyết vấn đề một cách chặt chẽ, căn cơ, gọn ghẽ hơn.

“Thông qua sinh hoạt của mô hình, trẻ em được nâng cao kỹ năng, phương pháp, hoàn thiện bản thân. Hội đồng trẻ em chính là môi trường ươm mầm và đạo tào lãnh đạo trẻ cho tương lai, đồng thời giúp các em đoàn kết, trao đổi, học tập lẫn nhau”, anh Nguyễn Ngọc Lương đánh giá.

Để thực hiện tốt hơn hoạt động của mô hình Hội đồng trẻ em trong thời gian tới, Bí thư T.Ư Đoàn Nguyễn Ngọc Lương cho rằng các cấp ủy, chính quyền và chính tổ chức Đoàn – Đội cần nhận thức rõ hơn về vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của mình để phối hợp thực hiện được hiệu quả hơn.

Vân Nhi
Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

5 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...
Vai trò quan trọng của nhân viên công tác xã hội trong hệ thống bảo vệ trẻ em

Vai trò quan trọng của nhân viên công tác xã hội trong hệ thống bảo vệ trẻ em

2 năm trước

Trong hệ thống bảo vệ trẻ em, nhân viên công tác xã hội có vai trò quan trọng trong việc tăng cường hiệu quả của việc can thiệp sớm, giảm thiểu sự tổn hại cho trẻ em bị xâm hại, trẻ...
Trừng phạt thể chất và tinh thần là bạo lực trẻ em

Trừng phạt thể chất và tinh thần là bạo lực trẻ em

2 năm trước

Để thu thập thêm ý kiến của trẻ em về dự thảo Luật Phòng chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ), Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) đã thực hiện khảo sát với gần 5.500...