THỨ BẨY, NGÀY 20 THÁNG 04 NĂM 2024 12:38

Thúc đẩy sự tham gia của báo chí trong giáo dục cho trẻ em gái dân tộc thiểu số

18/06/2022 | 07:17
Mức độ quan tâm của báo chí đến trẻ em như thế nào, tại sao thông tin về trẻ em gái càng ít hơn, và trẻ em gái dân tộc thiểu số (DTTS) càng ít hơn nữa. Làm sao báo chí quan tâm tới cuộc sống của trẻ em gái DTTS và có những bài viết phản ánh đúng tình hình và có tác động tới xã hội? Làm thế nào để báo chí có thể thúc đẩy văn hóa trao quyền cho trẻ em gái DTTS trong và thông qua giáo dục…? là những vấn đề được thảo luận tại tọa đàm “Báo chí vì bức tranh tương lai có trẻ em gái”.
A 2

Chương trình do Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) và Tạp chí Ngày Nay đồng tổ chức nhằm thúc đẩy sự tham gia của báo chí trong giáo dục cho trẻ em gái DTTS, đặc biệt trong bối cảnh hậu Covid-19.

Rất ít thông tin về trẻ em gái DTTS

Chị Hương, một chuyên gia kinh tế, người được tiếp cận học vị cao, đậu bằng tiến sĩ tại trường nổi tiếng ở Mỹ, chị dành thời gian cho hoạt động xã hội và là sáng lập viên, người điều hành Mạng lưới người khiếm thị Việt Nam. Khi được nghe thông tin về sự kiện này, chị tìm kiếm thông tin trên internet về trẻ em gái DTTS. Nhưng, chị tìm được rất ít thông tin.

Tương tự, diễn viên, nghệ sĩ Hoàng Xuân (Chi hội phó Chi hội Mạng lưới nữ trí thức DNXH thuộc Hội Nữ trí thức Việt Nam) mong muốn được tiếp cận các thông tin từ báo chí về các mảnh đời khác nhau của trẻ em gái và trẻ em DTTS để chị có thể nối dài sự hỗ trợ của cộng đồng với các hoàn cảnh này, song những thông tin chị tìm kiếm được không nhiều.

Xã hội kỳ vọng được tiếp cận cơ sở dữ liệu thông tin về trẻ em gái, trong đó có trẻ em các dân tộc khác nhau. Vấn đề đặt ra là, mức độ quan tâm của báo chí đến trẻ em như thế nào, tại sao thông tin về trẻ em gái càng ít hơn, và trẻ em gái DTTS càng ít hơn nữa?

Theo ông Trần Văn Mạnh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam, Tổng Biên tập tạp chí Ngày Nay, ngoài nỗ lực của chính phủ Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ và liên chính phủ trong nhiều thập kỷ đã liên tục xây dựng các chương trình hành động liên quan đến trẻ em gái DTTS. Báo chí cũng chưa bao giờ ngừng phản ánh và thúc đẩy sự thay đổi cho thực trạng này. Nhưng hành trình vẫn rất dài. Những câu chuyện tại Tọa đàm, từ các nhà báo, vẫn nhang nhác những gì chúng ta nghe từ 20 năm trước, hay thậm chí là vẫn giống thời Tô Hoài đi thực địa Tây Bắc năm 1952, tức là từ 70 năm trước. Vẫn có những vùng đất mà các thành quả phát triển của xã hội chưa chạm tới được cuộc sống của những con người, những đứa trẻ. Và những lời kêu gọi hành động nhiều hơn, quyết liệt hơn chưa bao giờ là thừa.

Để hành động nhiều hơn, theo ông Mạnh, biện pháp đơn giản nhất, là có thêm nhiều người cùng nhận thức về vấn đề hơn; có thêm nguồn lực từ xã hội để giải quyết vấn đề. Và để có thêm nhận thức, vai trò của báo chí là tiên quyết. Báo chí cần phản ánh đúng thực trạng để thu hút sự quan tâm của cộng đồng và ở mức độ cao hơn, tạo nên sự thay đổi chính sách còn bất cập, lồng ghép thực tiễn vào những chính sách nhân văn vì cộng đồng.

Quang cảnh buổi Tọa đàm.

Quang cảnh buổi Tọa đàm.

Sức mạnh của báo chí trong việc thúc đẩy giáo dục cho trẻ em gái DTTS

Trên toàn cầu, đại dịch Covid-19 đã khiến các trường học phải đóng cửa trên diện rộng lớn nhất trong lịch sử. Chỉ riêng tại Việt Nam, đại dịch đã khiến khoảng 21 triệu trẻ em bị gián đoạn học tập. Trong đó, UNESCO nhấn mạnh rằng trẻ em gái, đặc biệt là trẻ em gái DTTS, phải đối mặt với nhiều nguy cơ và thách thức khi việc học là chìa khóa mở cánh cửa tương lai tốt đẹp hơn cho các em.

Ông Christian Manhart, Trưởng Đại diện UNESCO tại Việt Nam nhấn mạnh rằng, trong công cuộc thúc đẩy giáo dục cho trẻ em DTTS, báo chí có sức mạnh to lớn trong việc tạo ra ảnh hưởng tới công chúng và kêu gọi hành động cần thiết. “UNESCO tin tưởng báo chí trong việc khắc họa những hình ảnh đa chiều tích cực về phụ nữ và trẻ em gái DTTS, cũng như kêu gọi các bên liên quan thúc đẩy nền giáo dục công bằng, an toàn và không phân biệt đối xử cho trẻ em DTTS, đặc biệt là trẻ em gái”, ông Christian Manhart nói.

“Trong kỷ nguyên Internet dư thừa thông tin, làm thế nào để thu hút được sự chú ý của cộng đồng và kêu gọi các bên hành động nhằm thúc đẩy giáo dục cho trẻ em gái DTTS là thách thức với mỗi nhà báo. Nhưng tôi tin rằng chỉ cần có thực tâm, chúng ta sẽ tìm được những phương cách đủ sáng tạo, tinh tế, để kiến tạo một xã hội bình đẳng, và tạo ra một bức tranh tương lai tươi sáng cho trẻ em gái DTTS. Tôi mong rằng sẽ có thêm nhiều nhà báo cùng chung tay với sứ mệnh này”, ông Trần Văn Mạnh cho biết.

Là một nhà báo nhiều kinh nghiệm tiếp cận văn hóa bản địa, nhà báo Nguyễn Thu Hà khuyến khích bản thân mỗi nhà báo cần chủ động thích nghi với hoàn cảnh và tự làm mới chính mình khi tiếp xúc với trẻ em DTTS để có thể tạo nên những bài báo có chất lượng.

Chương trình “Vì bức tranh tương lai có trẻ em gái” do Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) phối hợp với UNESCO thực hiện đã đem tới cho xã hội các câu chuyện truyền cảm hứng của các bạn nhỏ dân tộc Tày, Thái, Êđê, H’Mông, Mường, Sán Chay, Xtiêng, Khmer, Hoa, Chăm, Kinh… trên khắp mọi miền đất nước. Đó là câu chuyện của một phụ nữ Tày từng đi bộ 40 ki-lô-mét đến trường giờ đây là một nữ doanh nhân thành đạt. Một cô gái dân tộc Xtiêng đã gạt đi những lời ngăn cản từ hàng xóm láng giềng và hoàn thành ước mơ trở thành nhiếp ảnh gia. Hay một nữ giảng viên dân tộc Thái đã vượt qua tuổi ấu thơ gian khó để trở thành người tích cực đi đầu trong các hoạt động trao quyền cho phụ nữ góp phần truyền cảm hứng cho trẻ em gái dân tộc thiểu số (DTTS) tiếp tục hành trình học tập để hướng về tương lai phía trước.

Thảo Vân
Khai mạc tuần Văn hóa - Du lịch Gia Lai năm 2023

Khai mạc tuần Văn hóa - Du lịch Gia Lai năm 2023

4 tháng trước

Tại Quảng trường Đại đoàn kết, thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai, tối 11/11 đã khai mạc Tuần Văn hóa-Du lịch, liên hoan trình diễn cồng chiêng Tây Nguyên Gia Lai 2023 với chủ đề “Gia...
7 cách bảo vệ sức khỏe trẻ khi vận động dưới ánh nắng

7 cách bảo vệ sức khỏe trẻ khi vận động dưới ánh nắng

1 năm trước

Cho con uống đủ nước, mặc đồ sáng màu, giữ cơ thể mát mẻ, nghỉ ngơi trong bóng mát… giúp trẻ hồi phục thể lực sau khi hoạt động ngoài trời nóng.
Mức kinh phí hỗ trợ cho người học tiến sĩ trong nước

Mức kinh phí hỗ trợ cho người học tiến sĩ trong nước

1 năm trước

Ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí để người học tiến sĩ trong nước thực hiện đề tài luận án, tham dự hội thảo, hội nghị nhóm ngành Y dược, Thể dục, Thể thao, Nghệ thuật là 20...
Hỗ trợ đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo

Hỗ trợ đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo

1 năm trước

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư 09/2022/TT-BLĐTBXH hướng dẫn một số nội dung thực hiện đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo và hỗ trợ người lao...
Đảm bảo cung ứng thuốc, vật tư y tế phục vụ khám, chữa bệnh BHYT

Đảm bảo cung ứng thuốc, vật tư y tế phục vụ khám, chữa bệnh BHYT

1 năm trước

BHXH Việt Nam vừa ban hành Công văn số 1576/BHXH-CSYT gửi BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân (gọi chung là BHXH tỉnh) về việc đảm bảo cung...