THỨ NĂM, NGÀY 25 THÁNG 04 NĂM 2024 09:50

Thúc đẩy thực hiện Chương trình nghị sự về phụ nữ, hòa bình và an ninh

11/12/2021 | 08:50
Bộ Ngoại giao Việt Nam vừa phối hợp với Cơ quan Liên hợp quốc về trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề "Thúc đẩy triển khai Chương trình nghị sự về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh: Vai trò của các Chương trình hành động quốc gia". Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.
Ông Đỗ Hùng Việt, Vụ trưởng Vụ Tổ chức quốc tế, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.

Ông Đỗ Hùng Việt, Vụ trưởng Vụ Tổ chức quốc tế, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Đỗ Hùng Việt, Vụ trưởng Vụ Tổ chức quốc tế, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cho biết, Việt Nam ý thức sâu sắc về vai trò và sự đóng góp của phụ nữ trong mọi giai đoạn của tiến trình xây dựng và củng cố hòa bình. Phụ nữ Việt Nam có mặt từ chiến trường tới bàn đàm phán Hiệp định hòa bình, tới lực lượng rà phá bom mìn, hỗ trợ nạn nhân chiến tranh, xây dựng đồng thuận xã hội hay trong lao động, sản xuất nhằm tái thiết và xây dựng đất nước.

Không chỉ vậy, phụ nữ Việt Nam cũng đã mang lá cờ Việt Nam đến những vùng đất xa xôi để tham gia vào các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ ở Cộng hòa Trung Phi hay Nam Sudan. Trên bình diện quốc tế, Việt Nam luôn là một tiếng nói tích cực ủng hộ và thúc đẩy vấn đề phụ nữ, hòa bình và an ninh. Trong nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (năm 2008-2009), Việt Nam đã đề xuất và thúc đẩy thông qua Nghị quyết 1889 của Hội đồng Bảo an về phụ nữ trong giai đoạn hậu xung đột. Trong khuôn khổ ASEAN, Việt Nam tích cực đóng góp xây dựng các khuôn khổ chính sách của khu vực về Phụ nữ, Hoà bình và An ninh và tham gia Nhóm Phụ nữ ASEAN về hòa giải.

Ông Đỗ Hùng Việt cho rằng, nhiệm vụ của cộng đồng quốc tế là "đi tiếp và tiến xa hơn" trong chặng đường hướng tới để phụ nữ và trẻ em gái được bảo vệ tốt hơn, toàn diện hơn trước các thách thức, bất ổn và mối đe dọa về an ninh, để phụ nữ hiện diện và đóng vai trò quan trọng hơn trong mọi giai đoạn của tiến trình hòa bình. Để đạt được những mục tiêu này, cần có sự quan tâm phù hợp đến các cơ chế và công cụ triển khai Chương trình nghị sự về Phụ nữ, hòa bình và an ninh, trong đó có các Chương trình hành động quốc gia.

 "Việt Nam đặc biệt coi trọng bảo đảm bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ trong mọi mặt của đời sống xã hội; đồng thời, là nước từng trải qua chiến tranh, Việt Nam ý thức sâu sắc về vai trò và sự đóng góp của phụ nữ trong mọi giai đoạn của tiến trình xây dựng và củng cố hòa bình" - Ông Đỗ Hùng Việt khẳng định.

Các đại biểu tham gia Hội thảo.

Các đại biểu tham gia Hội thảo.

Để tiếp tục phát huy vai trò và sự đóng góp của phụ nữ trong hòa bình, an ninh, bà Nguyễn Thị Hoài Linh, Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng Ban Quốc tế Trung ương Hội LHPN Việt Nam đã đưa ra một số đề xuất như: Phát huy vai trò của phụ nữ trong giáo dục, kiến tạo văn hóa hòa bình; Tuyên truyền nâng cao nhận thức về vấn đề phụ nữ, hòa bình và an ninh theo nghĩa rộng, không chỉ ở khía cạnh an ninh truyền thống mà cả ở khía cạnh phi truyền thống như Covid-19, an ninh, an toàn trên không gian mạng để huy động sự chung tay trong các nỗ lực ứng phó...

Bà Nguyễn Thị Hoài Linh cũng đề xuất, cần tăng cường ghi nhận và nâng cao hiệu quả sự đóng góp của phụ nữ đối với hòa bình, an ninh ở các cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế. Tiếp tục thúc đẩy vấn đề phụ nữ trong các chương trình nghị sự khu vực và quốc tế. Tăng cường huy động nguồn lực và ứng dụng CNTT cho các sáng kiến về phụ nữ, hòa bình và an ninh; Tăng cường chia sẻ kinh nghiệm, sáng kiến quốc tế về thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững, trong đó có các vấn đề về phụ nữ, hòa bình, an ninh...

Chia sẻ tại hội thảo, bà Rana Flowers, Quyền Điều Phối viên Thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong Chương trình nghị sự về phụ nữ, hòa bình và an ninh và cho rằng, phụ nữ Việt Nam ngày càng đóng góp nhiều hơn vào các sứ mệnh hòa bình của Liên hợp quốc.

Bà Rana Flowers khẳng định, trong hai năm qua, vai trò mạnh mẽ và quan trọng hơn của phụ nữ trong các vấn đề hòa bình và an ninh đã được nhìn rõ. Tuy nhiên, tại nhiều quốc gia, bất bình đẳng vẫn là một trong những trở ngại đối với phát triển, là một trong những nguyên nhân dẫn đến xung đột; chỉ có thể đạt được hòa bình, an ninh bền vững nếu có sự tham gia của phụ nữ. Do đó, các quốc gia cần có góc nhìn về giới trong quá trình hoạch định chiến lược, từ đó nâng cao năng lực cũng như tiếng nói của phụ nữ, bảo đảm một thế giới công bằng hơn.

PV
Mang hơi ấm đến với trẻ em vùng cao tại 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái

Mang hơi ấm đến với trẻ em vùng cao tại 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái

4 tháng trước

Nhằm động viên, chia sẻ và đồng hành cùng nhà trường và các em học sinh vùng khó khăn, các nhà hảo tâm đã tổ chức Chương trình “Chia sẻ yêu thương” lần thứ 20 tại xã Phình Hồ...
Cách cha mẹ Nhật dạy con không kén ăn

Cách cha mẹ Nhật dạy con không kén ăn

2 năm trước

Thay đổi thực đơn thường xuyên, để trẻ ăn theo cách chúng muốn, cho trẻ tham gia quá trình nấu ăn... sẽ giúp trẻ không kén ăn.
10 nguyên tắc tài xế cần nằm lòng khi chở trẻ em

10 nguyên tắc tài xế cần nằm lòng khi chở trẻ em

2 năm trước

Cần cho trẻ ngồi ghế riêng, thắt dây an toàn, dạy trẻ không được tự ý mở cửa từ bên trong và không cho trẻ ngồi trên lòng tài xế.
Nỗi đau “vô hình” – Nhận diện và ứng phó với Bạo lực tinh thần

Nỗi đau “vô hình” – Nhận diện và ứng phó với Bạo lực tinh thần

2 năm trước

Sự kiện truyền thông với chủ đề: “Nỗi đau “vô hình” – Nhận diện và ứng phó với Bạo lực tinh thần, Hành động ngay để bảo vệ bạn và gia đình” do Trung tâm Phụ nữ và Phát...
Cách lấy lại sữa mẹ đã mất đơn giản và hiệu quả

Cách lấy lại sữa mẹ đã mất đơn giản và hiệu quả

2 năm trước

Tình trạng mất sữa khiến sức khỏe mẹ yếu đi và nguồn dinh dưỡng của trẻ bị ảnh hưởng. Có nhiều lý do khiến mẹ bị mất sữa sau sinh, thế nhưng các mẹ không cần quá lo lắng vì vẫn...