THỨ NĂM, NGÀY 25 THÁNG 04 NĂM 2024 08:16

Tỉ lệ thất nghiệp của sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng cao hơn ở trình độ trung cấp

09/08/2022 | 09:47
Ngày 8/8, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam đã công bố Báo cáo phân tích ngành Giáo dục giai đoạn 2011-2020, đưa ra nhiều số liệu và phân tích số liệu ở các bậc học từ mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục đại học với các khảo sát toàn diện và có tính điển hình theo vùng miền, khu vực, đối tượng…
 

Tại hội thảo, GS.TS Lê Anh Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cho biết, việc xây dựng báo cáo phân tích ngành giáo dục là công việc cần làm sau mỗi 10 năm nỗ lực cải thiện chất lượng ngành Giáo dục. Trong những năm gần đây, các con số đã thể hiện trong bản báo cáo cho thấy Việt Nam đã làm tốt trong việc thúc đẩy phổ cập giáo dục, cải thiện các vấn đề về bất bình đẳng trong tiếp cận, cũng như duy trì mặt bằng chất lượng giáo dục ở nhóm cao trên thế giới so với mức thu nhập bình quân đầu người.

Hội thảo công bố Báo cáo phân tích giáo dục Việt Nam giai đoạn 2011-2020

Hội thảo công bố Báo cáo phân tích giáo dục Việt Nam giai đoạn 2011-2020

Tuy nhiên, chúng ta cũng không phủ nhận những tồn tại còn hiện hữu, có thể là về góc độ hệ thống, về chương trình, về nguồn nhân lực, hay về cơ sở hạ tầng… Với chức năng là một cơ quan nghiên cứu khoa học giáo dục phục vụ phát triển chính sách, trong quá trình xây dựng báo cáo, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã huy động mọi nguồn lực để có được những số liệu và minh chứng đầy đủ, xuyên suốt, toàn diện và xác thực nhất làm cơ sở cho những nhận định và phân tích đảm bảo tính khoa học.

GS.TS Lê Anh Vinh trình bày báo cáo phân tích ngành Giáo dục Việt Nam 2011 – 2020

GS.TS Lê Anh Vinh trình bày báo cáo phân tích ngành Giáo dục Việt Nam 2011 – 2020

Đáng chú ý nhiều chỉ số về nghiên cứu khoa học, xếp hạng đại học vẫn ở vị trí cuối bảng. GS Lê Anh Vinh, viện trưởng Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, đưa ra số liệu cơ sở giáo dục đại học (gồm cơ sở đào tạo trình độ cao đẳng - trừ cao đẳng nghề, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ) tăng mạnh sau năm 2005. Nhưng từ sau năm 2010 chỉ còn tăng nhẹ và giảm ở giai đoạn từ năm 2014 - 2019. Cụ thể, so với năm 2010, chỉ số phát triển quy mô đào tạo đại học là 105,3%. Tỉ lệ này ở năm 2015 là 53,7% và ở năm 2019 là 52,7%.

Ông Lê Anh Vinh giải thích lý do số liệu năm 2015 sụt mạnh so với năm 2014 là do các cơ sở đào tạo trình độ cao đẳng về hệ thống giáo dục nghề nghiệp (do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý).

Tương tự, so với năm 2010, quy mô sinh viên cũng tăng trưởng mạnh hơn vào năm 2014 (bằng 109,3%). Chỉ số này giảm nhẹ vào năm 2018 (70,2%) và lại tiếp tục nhích lên vào năm 2019 (79%).

Một chỉ số khác cho thấy, năm 2018 có 108.527 du học sinh Việt Nam ở nước ngoài, bằng 3,6% tổng số sinh viên Việt Nam. Bình luận của nhóm nghiên cứu cho rằng, chỉ số này cho thấy Việt Nam đã bắt kịp xu thế và đạt mức trung bình trong số các nước có tỉ lệ nhập học thô tương đương.

Báo cáo cho biết tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp đại học tăng mạnh ở những năm 2015-2016 và giảm nhẹ ở năm 2019.

Đáng chú ý là ở một số ngành nghề, trình độ của sinh viên tốt nghiệp của những cơ sở như Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP.HCM, Trường đại học Bách khoa Hà Nội… đã tiếp cận trình độ sinh viên tốt nghiệp của các trường đại học trong khu vực.

Báo cáo cung cấp số liệu năm 2018, tỉ lệ sinh viên của 181 cơ sở đại học và 40 trường cao đẳng có việc làm sau khi tốt nghiệp là 65,5%. Nhưng tỉ lệ thất nghiệp của sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng cao hơn ở trình độ trung cấp.

Báo cáo cũng cho rằng, trường đại học và viện nghiên cứu vẫn hoạt động độc lập, việc giảng dạy tách khỏi nghiên cứu công lập. Nguồn nhân lực và tài chính bị phân tán nên không thể hình thành sự xuất sắc trong nghiên cứu và giảng dạy.

Nhóm nghiên cứu kiến nghị, cần phát triển giáo dục đại học theo hướng tập trung đào tạo nhân lực chất lượng cao có khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu, có tư duy đổi mới sáng tạo và đóng góp vào phát triển kinh tế-xã hội và nghiên cứu khoa học kỹ thuật.

GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đại học Quốc gia Hà Nội đánh giá cao kết quả nghiên cứu. GS Lộc cho rằng: Báo cáo đã lượng hóa được một số khía cạnh, một số vấn đề quý giá, làm căn cứ để đưa ra các biện pháp giải quyết vấn đề cấp thiết trong thời gian tới. Tuy nhiên, báo cáo cũng cần đề cập tới những câu chuyện mà không con số nào thể hiện được, đó là niềm tin, tinh thần tự học, hiếu học giờ lại biến tướng thành mua bán bằng cấp...

TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến đề cập đến những vấn đề giáo dục Việt Nam cần cải thiện trong thời gian tới. Ông góp ý với nhóm tác giả với hai vấn đề: Một là Giáo dục Việt Nam đã trên hành trình thực hiện giai đoạn 2011 – 2020; Hai là nhiệm vụ của nhà hoạch định chính sách phải nhận dạng được trong thời gian tới, những vấn đề cần cải thiện và những vấn đề cần ưu tiên.

Kim Liên
Khởi động Cuộc thi 'Trường học không ma tuý'

Khởi động Cuộc thi "Trường học không ma tuý"

5 tháng trước

Ngày 4/11, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04) Bộ Công an cho biết đang phối hợp với Ban Khoa giáo, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức cuộc thi "Trường học không ma tuý" dành cho...
4 nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục trong năm học mới 2022-2023

4 nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục trong năm học mới 2022-2023

1 năm trước

Theo tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngày 4/8, tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2021-2022, triển khai nhiệm vụ năm học mới...
Thẩm định sách giáo khoa giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 11

Thẩm định sách giáo khoa giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 11

1 năm trước

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa có thông báo về việc tổ chức thẩm định sách giáo khoa giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 11 chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Trại hè cần hướng tới giá trị giáo dục

Trại hè cần hướng tới giá trị giáo dục

1 năm trước

Để chọn được một trại hè chất lượng tốt, phù hợp với kinh tế của cha mẹ và sở thích của con là điều không dễ dàng.
Hội nghị tham vấn quốc gia về chuyển đổi giáo dục

Hội nghị tham vấn quốc gia về chuyển đổi giáo dục

1 năm trước

Trước Hội nghị Thượng đỉnh toàn cầu về chuyển đổi giáo dục, ngày 20/7 tại Hà Nội, Bộ GD&ĐT và các bộ ngành liên quan, UNICEF, UNESCO cùng các đối tác thảo luận về tương lai của...