THỨ TƯ, NGÀY 24 THÁNG 04 NĂM 2024 09:56

Tiếp tục vận hành và phát triển có hiệu quả Đường dây nóng tư vấn và hỗ trợ nạn nhân mua bán người

16/02/2022 | 10:17
Hội thảo tổng kết Dự án Tăng cường hoạt động Đường dây nóng tư vấn và hỗ trợ nạn nhân của mua bán người do Cục Trẻ em (Bộ LĐTBXH) phối hợp cùng Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) vừa được tổ chức tại Hà Nội nhằm tổng kết, trao đổi kinh nghiệm để hoàn thành hỗ trợ cho 2 giai đoạn sau 7 năm triển khai.
Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà phát biểu tại Hội thảo.

Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà phát biểu tại Hội thảo.

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà cho biết, công tác phòng, chống MBN là một nhiệm vụ khó khăn phức tạp, đặc biệt là trong xu thế tình hình tội phạm trên thế giới và khu vực ngày càng gia tăng. Chính phủ xác định MBN là một vấn đề xã hội nghiêm trọng cần được giải quyết khẩn cấp. Từ đó, nhu cầu được tư vấn và cung cấp thông tin về di cư an toàn, thông tin về phòng, chống MBN đang ngày càng gia tăng. Việc vận hành Đường dây nóng phòng, chống MBN được xem là một trong những giải pháp phù hợp, hữu ích để có thể tăng cường mạng lưới hợp tác, phối hợp về phòng, chống MBN tại Việt Nam.

Trong 7 năm qua, Dự án Tăng cường hoạt động Đường dây nóng tư vấn và hỗ trợ nạn nhân của mua bán người do JICA tài trợ đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân về tội phạm mua bán người, vận hành Đường dây nóng tư vấn và hỗ trợ nạn nhân của mua bán người (MBN) và chất lượng dịch vụ của đường dây.

Nhờ việc chia sẻ số điện thoại 111 với Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em, đường dây nóng cũng góp phần phòng, chống MBN thông qua việc cung cấp các thông tin liên quan tới MBN, tư vấn cho các nạn nhân bị mua bán trở về và chuyển tuyến tới các cơ quan liên quan để tìm kiếm, giải cứu và hỗ trợ nạn nhân.

Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà (Bên trái) và ông Naomichi Murooka, Phó trưởng đại diện văn phòng JICA Việt Nam (Bên phải) đồng chủ trì Hội thảo.

Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà (Bên trái) và ông Naomichi Murooka, Phó trưởng đại diện văn phòng JICA Việt Nam (Bên phải) đồng chủ trì Hội thảo.

Ông Naomichi Murooka, Phó trưởng đại diện văn phòng JICA Việt Nam nhận định, Đường dây nóng tư vấn và hỗ trợ nạn nhân của MBN có vai trò quan trọng và hy vọng Đường dây sẽ tiếp tục đóng góp tích cực cho việc phòng, chống MBN, giải cứu và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, tư vấn cho các nạn nhân của MBN tại Việt Nam.

Giai đoạn 2 của Dự án được khởi động từ tháng 11/2018 tới tháng 2/2022. Sau gần 3 năm, Đường dây nóng đã tiếp nhận 9.154 cuộc gọi, trong đó có 1.069 cuộc gọi về tư vấn tâm lý, chính sách, các dịch vụ và hỗ trợ nạn nhân, 129 ca chuyển tuyến với 165 người được giải cứu.

Dự án đã nâng cấp các thiết bị và hệ thống của Đường dây nóng; tổ chức các khóa đào tạo cho trên 450 lượt nhân viên tư vấn và các nhân viên công tác xã hội của các Trung tâm công tác xã hội, Trung tâm Bảo trợ xã hội trên toàn quốc; hỗ trợ đánh giá chất lượng nhân viên tư vấn nhằm cải thiện chất lượng tư vấn, hỗ trợ rà soát văn bản chính sách như Nghị định số 09/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống mua bán người; thực hiện các hoạt động tuyên truyền bằng tiếng Việt và một số ngôn ngữ của đồng bào dân tộc thiểu số để nâng cao nhận thức của người dân về Đường dây nóng; nâng cao năng lực tại các Sở LĐTBXH nhằm tăng cường công tác phối hợp tại 63 tỉnh, thành phố.

Bên cạnh đó, Dự án cũng là đầu mối triển khai Dịch vụ chuyển tuyến dựa trên sự phối hợp liên ngành giữa các cơ quan gồm Cục Trẻ em (Bộ LĐTBXH), Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an), Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (Bộ Quốc phòng), Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

Đáng chú ý, theo báo cáo tại Hội thảo, nhận thức của người dân về Đường dây nóng tư vấn và hỗ trợ nạn nhân của MBN đã tăng từ 12,3% (năm 2019) lên tới 51% (đầu năm 2022). Đồng thời, 68% người sử dụng đánh giá “Hài lòng” về chất lượng tư vấn của Đường dây nóng.

Số lượng cuộc gọi nhiều nhất đến từ khu vực Đồng bằng Sông Hồng, chiếm tỉ lệ 29,3%; các tỉnh vùng Đông Bắc với 16,0%; vùng Tây Bắc với 13,1%; các tỉnh Đông Nam bộ là 11,6%; các tỉnh Bắc Trung bộ chiếm 10,4%; đồng bằng sông Cửu Long với 8,0%; khu vực Nam Trung bộ 6,0%; các tỉnh khu vực Tây Nguyên với 5,5%; cuộc gọi từ nước ngoài chiếm 0,1%.

Trong thời gian qua, với sự hỗ trợ từ Dự án, nhiều ấn phẩm truyền thông về phòng, chống MBN được in ấn và tuyên truyền, cụ thể: 310.500 tờ rơi tiếng Việt và tiếng Anh; 40.000 Card Visit song ngữ Việt - Anh; 161 lần phát thanh thông điệp trong 3 năm bằng tiếng Việt và tiếng dân tộc thiểu số; Video clip; phim hoạt hình về phòng chống MBN bằng tiếng Việt, tiếng dân tộc thiểu số và phụ đề tiếng Anh; Tài liệu tập huấn Truyền thông thay đổi hành vi trong phòng, chống MBN, phim tài liệu, phóng sự về phòng, chống MBN…

Các đại biểu tham dự Hội thảo.

Các đại biểu tham dự Hội thảo.

Tại Hội thảo, Đại tá Phạm Long Biên, Cục Phòng chống ma túy và tội phạm (Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng) chia sẻ, Dự án có tác động rất lớn tới công tác phòng, chống MBN, nhiều hoạt động được tổ chức mang tính chất kết nối các ngành, đơn vị từ Trung ướng tới địa phương, mang lại hiệu quả rất cao trong công tác phối hợp.

Đại tá Đoàn Thế Vinh, Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) cũng bày tỏ mong muốn từ những kết quả đã đạt được, kế thừa những kinh nghiệm sau nhiều năm triển khai, các cơ quan chức năng sẽ tiếp tục phát huy tích cực vai trò của đơn vị trong công tác phòng, chống MBN. Trong tương lai, Đường dây nóng sẽ tiếp tục đi sâu hơn, một phần trở thành ý thức, nhận thức và trách nhiệm của người dân khi đối diện với nạn MBN.

Sau khi kết thúc sự hỗ trợ của JICA, Cục Trẻ em sẽ tiếp tục vận hành và phát triển Đường dây nóng này để cung cấp dịch vụ trên phạm vi toàn quốc, góp một phần vào công tác phòng, chống MBN và hỗ trợ nạn nhân MBN một cách hiệu quả.

“Bộ LĐTBXH sẽ tiếp tục chỉ đạo Cục Trẻ em, Cục Phòng chống tệ nạn xã hội và các cơ quan, tổ chức liên quan và các địa phương để bảo đảm sự phát triển bền vững của Đường dây nóng tư vấn và hỗ trợ nạn nhân của MBN và mạng lưới hỗ trợ, can thiệp cho nạn nhân và các nhóm nguy cơ cao, đặc biệt là trẻ em” - Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà khẳng định.

Kế hoạch phối hợp liên ngành trong hoạt động của Đường dây nóng giữa 4 cơ quan gồm Cục Trẻ em (Bộ LĐTBXH), Cục Cảnh sát Hình sự (Bộ Công an), Cục Phòng, chống ma túy và tội pham (Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng), Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã được rà soát và ký kết cho giai đoạn tiếp theo (2021-2025) nhằm đảm bảo công tác phối hợp tiếp tục triển khai.

PV
Mang hơi ấm đến với trẻ em vùng cao tại 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái

Mang hơi ấm đến với trẻ em vùng cao tại 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái

4 tháng trước

Nhằm động viên, chia sẻ và đồng hành cùng nhà trường và các em học sinh vùng khó khăn, các nhà hảo tâm đã tổ chức Chương trình “Chia sẻ yêu thương” lần thứ 20 tại xã Phình Hồ...
Hai bé gái ở Bình Phước bị đuối nước tử vong do rủ nhau đi bắt ốc

Hai bé gái ở Bình Phước bị đuối nước tử vong do rủ nhau đi bắt ốc

2 năm trước

Ngày 15/2, Công an huyện Đồng Phú tỉnh Bình Phước phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan tiến hành khám nghiệm hiện trường, điều tra, làm rõ vụ việc 2 bé gái là cháu N.U.H và...
TP Hồ Chí Minh: Dự kiến tiêm vaccine COVID-19 cho khoảng 970.000 trẻ từ 5-11 tuổi

TP Hồ Chí Minh: Dự kiến tiêm vaccine COVID-19 cho khoảng 970.000 trẻ từ 5-11 tuổi

2 năm trước

Ngày 14/2, bác sĩ Nguyễn Hồng Tâm, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh cho biết, dự kiến TP Hồ Chí Minh sẽ tiêm vaccine phòng COVID-19 cho khoảng 970.000 trẻ từ 5-11 tuổi.
An Giang: Học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 trở lại trường học trực tiếp

An Giang: Học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 trở lại trường học trực tiếp

2 năm trước

Ngày 14/2, hơn 146.000 học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 trên địa bàn tỉnh An Giang bắt đầu đi học trực tiếp sau hơn 5 tháng học trực tuyến để phòng, chống dịch Covid-19, đạt 97,09 % theo kế...