THỨ SÁU, NGÀY 26 THÁNG 04 NĂM 2024 08:04

Tôn giáo, tín ngưỡng và sự phát triển bền vững

23/10/2021 | 20:01
Để bảo đảm cho chiến lược phát triển bền vững thành công, ngoài vai trò của các chính khách, các nhà khoa học, phải đề cao vai trò của tôn giáo và tín ngưỡng.
Sáng 28/9, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Phú Ninh (Quảng Nam) phối hợp với UBMTTQVN huyện trao tặng 50 triệu đồng kinh phí xây dựng, bàn giao ngôi nhà đại đoàn kết cho hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở thôn Dương Đàn, xã Tam Dân. Ảnh: Phật giáo Quảng Nam

Sáng 28/9, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Phú Ninh (Quảng Nam) phối hợp với UBMTTQVN huyện trao tặng 50 triệu đồng kinh phí xây dựng, bàn giao ngôi nhà đại đoàn kết cho hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở thôn Dương Đàn, xã Tam Dân. Ảnh: Phật giáo Quảng Nam

Hiểu biết về tôn giáo và tín ngưỡng để cùng nhau phấn đấu vì mục đích chung

Tôn giáo là dòng đạo đã được xây dựng thành chủ thuyết như Phật giáo, Thiên chúa giáo, Hồi giáo, đạo Tin lành… Những người có niền tin vào chủ thuyết của những tôn giáo này được xem là những người có đạo. Còn những người không theo chủ thuyết của một loại tôn giáo nào nhưng có sinh hoạt tín ngưỡng dân gian như thờ cúng tổ tiên, cúng bái những nhân vật kiệt suất trong lịch sử đều có niềm tin tâm linh mạnh mẽ và đều hướng tới những điều tốt đẹp, những điều thiện. Trong đời sống hàng ngày, họ điều chỉnh hành vi ứng xử giữa các cá thể với nhau, giữa cá thể với xã hội, với cộng đồng. Họ cũng giải quyết tốt các mối quan hệ trong gia đình trên cơ sở giáo lý tôn giáo và noi theo tấm gương sáng của những bậc trung liệt được tôn thờ trong các tôn giáo, các loại hình tín ngưỡng phổ biến. Điều này giúp cho xã hội loài người đạt được sự phát triển tích cực và những tiến bộ trong quan niệm về Chân-Thiện-Mỹ.

Hiện nay, nhân loại đang đứng trước những thách thức lớn và cụ thể như đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt lương thực, thực phẩm. Đây chính là những mối đe dọa sự tồn tại và phát triển của chính loài người. Vì vậy, con người bất kể đang sống ở đâu, những quốc gia đó thuộc chế độ chính trị nào, theo tôn giáo, tín ngưỡng gì đều phải đoàn kết, phấn đấu vì mục đích chung là bảo đảm sự phát triển bền vững; nghĩa là cùng nhau bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, sản xuất lương thực, thực phẩm và tiêu dùng tiết kiệm.

Bước tiến có ý nghĩa về tôn giáo và tín ngưỡng ở Việt Nam

Giáo phận Công giáo TP. Đà Nẵng hưởng ứng Lễ phát động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Ảnh: Dân vận

Giáo phận Công giáo TP. Đà Nẵng hưởng ứng Lễ phát động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Ảnh: Dân vận

Có thể thấy, trong những năm gần đây, giáo lý của các tôn giáo và đạo đức, đạo lý của các tín ngưỡng đã hiển hiện trong tâm thức, trong việc điều chỉnh hành vi của cộng đồng dân cư Việt Nam. Những mặt tích cực của tôn giáo, tín ngưỡng đã tác động, ghi dấu ấn lên các loại hình văn hóa dân tộc. Văn hóa, tôn giáo đã hiện diện trong đời sống chính trị, kinh tế, sinh hoạt cộng đồng. Điều này góp phần tạo nên sự hòa hợp, sự đoàn kết, sự bình đẳng trong xã hội; thúc đẩy phát triển nền kinh tế thị trường, giải quyết vấn đề an sinh xã hội, bảo vệ môi trường sống…

Một trong những biểu hiện cụ thể là Nhà nước đã có chủ trương cho phép các tôn giáo có tư cách pháp nhân tham gia hoạt động xã hội, làm từ thiện theo quy định của pháp luật. Điều này đã giúp các tôn giáo phát huy được những mặt tích cực trong giáo lý của mình. Hơn thế nữa, trong sinh hoạt cộng đồng, các tôn giáo hiểu và tôn trọng nhau, thậm chí cùng nhau tổ chức những sinh hoạt văn hóa - xã hội mang lại niềm vui cho tất cả mọi người. Có thể nói, sự đa dạng về dân tộc, sự hòa hợp giữa các tôn giáo và tín ngưỡng đã làm phong phú bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Điều này làm cho xã hội thêm một bước trưởng thành, thêm sức mạnh để đối phó với thiên tai, địch họa.

Dưới tác động của xu thế hội nhập toàn cầu hóa, những biến đổi mạnh mẽ về kinh tế - xã hội, các tôn giáo và tín ngưỡng cũng đang có sự chuyển đổi để thích ứng với bối cảnh mới. Đây cũng là thời điểm tôn giáo được nhìn dưới góc độ văn hóa và phát triển; tôn giáo được xem là nguồn lực cần được huy động để xây dựng đời sống mới.

Giáo lý của các tôn giáo, tín ngưỡng đang phát huy tác dụng

Có một thực tế là khi con người có niềm tin thì họ sẽ làm được nhiều việc, tạo nên sự kỳ diệu trong cuộc sống. Vì vậy, rất cần việc các tôn giáo và tín ngưỡng tham gia tích cực vào việc bảo vệ môi trường và sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lý.

Thiết nghĩ, ở đây cũng cần nhắc lại sự khác biệt đáng kể giữa kinh tế học hiện đại và kinh tế học Phật giáo. Kinh tế học hiện đại chỉ quan tâm tới hiệu quả. Do vậy, những người theo trường phái kinh tế học hiện đại dường như không quan tâm tới việc đã phí phạm bao nhiêu khoáng sản, đã phá hủy bao nhiêu sự sống. Họ hình như không nhận ra rằng, sự sống của con người là một phần không thể tách rời khỏi thiên nhiên. Điều này dẫn đến lãng phí và đối xử thô bạo với những thứ quan trọng như nước sạch, không khí, cây cối…

Kinh tế Phật giáo được xây dựng dựa vào lời dạy của Đức Phật là thể hiện thái độ dịu dàng và tôn kính không chỉ đối với tất cả những sự vật có tri giác, mà còn đối với cỏ cây. Các nhà kinh tế học Phật giáo đều khẳng định, cần phải đạt được sự phát triển trên cơ sở bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách tiết kiệm và tìm cách tái tạo chúng. Điều này sẽ dẫn đến sự phát triển kinh tế thần kỳ và bền vững.

Việc khí hậu đang biến đổi, môi trường sống bị ô nhiễm, dịch bệnh tràn lan, thiếu nguyên liệu, nhiên liệu, lương thực, thực phẩm… đang buộc con người phải suy nghĩ lại. Trong tiến trình này, giáo lý của các tôn giáo đã phần nào chứng minh được giá trị của mình.

Hồ Trọng Đam
Mang hơi ấm đến với trẻ em vùng cao tại 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái

Mang hơi ấm đến với trẻ em vùng cao tại 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái

4 tháng trước

Nhằm động viên, chia sẻ và đồng hành cùng nhà trường và các em học sinh vùng khó khăn, các nhà hảo tâm đã tổ chức Chương trình “Chia sẻ yêu thương” lần thứ 20 tại xã Phình Hồ...
Lan tỏa năng lượng tích cực cho trẻ đặc biệt

Lan tỏa năng lượng tích cực cho trẻ đặc biệt

2 năm trước

Được truyền cảm hứng bởi tinh thần hồn nhiên và năng lượng tích cực của các bạn nhỏ đặc biệt (trẻ tự kỷ, trẻ khuyết tật, trẻ bị bỏ rơi, mồ côi, khó khăn), Tòhe ra đời với...
Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam đồng hành cùng trẻ em bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19

Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam đồng hành cùng trẻ em bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19

2 năm trước

Theo thông tin từ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam (Quỹ BTTEVN), tính đến ngày 18/10/2021, Quỹ đã hỗ trợ 7,78 tỷ đồng cho 1.556 trẻ em mồ côi do đại dịch Covid-19; hỗ trợ tiền mặt và hiện...