THỨ BA, NGÀY 23 THÁNG 04 NĂM 2024 02:07

Tôn trọng, bình đẳng, yêu thương, chia sẻ trong gia đình

12/12/2022 | 17:10
Bạo hành bằng lời nói có thể để lại những tổn thương tâm lý đau đớn chẳng kém bất kỳ hành vi bạo hành thể chất nào. Lời nói có thể qua đi, nhưng những tổn thương trong tâm hồn sẽ còn mãi. Một đứa trẻ thường xuyên bị cha mẹ bạo hành bằng lời nói sẽ sống trong uất ức, sợ hãi, bi quan, trầm cảm, thậm chí có thể tự tử. Để gia đình trở nên hạnh phúc, cần lắm sự tôn trọng, bình đẳng, yêu thương, chia sẻ cùng nhau.
Bạo hành lời nói có thể làm tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần của một đứa trẻ. Ảnh minh họa

Bạo hành lời nói có thể làm tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần của một đứa trẻ. Ảnh minh họa

Bạo hành lời nói gây tổn thương tâm lý trẻ

Thanh (Vĩnh Phúc) là một học sinh giỏi năm nào cũng đoạt giải Nhất, Nhì tỉnh/ huyện, là niềm tự hào của cả họ, cả gia đình. Thế nhưng, kỳ thi vào lớp 10 THPT năm ấy, Thanh lại trượt trường chuyên tỉnh, trượt cả lớp chọn trường huyện. Khỏi phải nói ông bà nội - ngoại, đặc biệt là bố mẹ em thất vọng thế nào. Mọi người thi nhau trách mắng, rồi so sánh Thanh với anh trai đang học đại học danh tiếng ở thành phố. “Mày đúng là đồ bỏ đi”, “Chỉ ăn mới học thôi cũng không nên hồn, sau này sẽ không làm nên trò gì đâu”, “Đồ dốt như bò, chỉ làm cả nhà mất mặt”, “Đầu tư cho mày học phí công”, “Đáng ra mày không nên xuất hiện trong nhà này”,… là những câu suốt 3 năm học THPT Thanh phải chịu đựng. Mọi yêu thương, quan tâm, đầu tư, bố mẹ đều tập trung hết cho anh trai, còn Thanh như người thừa trong nhà. Từ một học sinh giỏi, tự tin, năng động, hăng hái, Thanh dần thu mình, ít giao tiếp, học hành ngày càng sa sút. Và trong những năm khủng hoảng đó, không ít lần Thanh đã có ý định tự tử để giải thoát.

Chúng ta đã đọc nhiều thông tin trên báo chí, thậm chí chứng kiến những vụ việc đau lòng có khi nguyên nhân xuất phát từ những lời mắng chửi của bố mẹ đối với trẻ. Sau những kỳ thi, không ít trẻ đã trầm cảm, khủng hoảng tâm lý vì bị chê trách, mắng mỏ, thậm chí chửi bới vì kết quả học tập không đạt như mong muốn của cha mẹ. Cha mẹ yêu thương và thường đặt cho con cái rất nhiều kỳ vọng, hi vọng, mong muốn con thành đạt, nhưng lại chưa từng hỏi qua cảm nhận của trẻ. Không ít cha mẹ luôn hà khắc, áp đặt con phải làm những việc mình mong muốn và sẽ la mắng, quát nạt khi trẻ trót phạm sai lầm. Chịu tổn thương, có trẻ sẽ thể hiện ngay bằng hành động, nhưng cũng có trẻ âm thầm chịu đựng. Những tổn thương từ bạo lực lời nói nhiều khi chúng ta không nhìn thấy được và nó sẽ ám ảnh, đeo bám trẻ trong suốt cuộc đời.

Bạo hành lời nói là một khái niệm ít người biết và thường bị bỏ qua với tâm lý cho rằng, con hư thì cha mẹ mắng chửi vài câu có sao đâu, trẻ sẽ quên ngay. Tuy nhiên, những người bị bạo hành lời nói (bạo lực ngôn ngữ) nhẹ thì có thể bị rối loạn tâm lý, nặng thì có thể dẫn tới xu hướng bạo lực với người khác hoặc hành vi tự sát. Bạo hành lời nói có thể diễn ra và làm tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần của một đứa trẻ, nhất là ở tuổi thanh thiếu niên. Trên thực tế, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc lạm dụng lời nói với trẻ có thể gây tàn phá về mặt cảm xúc như lạm dụng tình dục và khiến chúng dễ dàng rơi vào triệu chứng trầm cảm bởi nhiều tác động đến lòng tự trọng và khả năng tin tưởng. Cha mẹ nghiêm khắc với những hành vi sai trái của con là cần thiết, nhưng nếu thái quá, cực đoan sẽ gây ra hậu quả xấu. Chỉ có sự nghiêm khắc trong tình yêu thương cộng với sự nhẫn nại kiên trì dạy bảo con mới làm cho trẻ tôn trọng cha mẹ, có niềm tin vào cuộc sống và trở thành công dân tốt.

Tránh bạo hành lời nói với con, cha mẹ hãy: Nhận ra cảm xúc của mình; Thông cảm với con; Nghĩ về tình huống khác nhau; Lắng nghe con nói; Tích hợp tình yêu của bạn với những suy nghĩ tức giận; Chú ý phản ứng của cơ thể để bình tĩnh lại; Giữ sự chú ý của bạn về vấn đề hiện tại.

Bên cạnh đó, để phòng chống bạo lực trẻ em trong gia đình nói chung, bạo hành lời nói với trẻ nói riêng, chúng ta rất cần đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục đạo đức, lối sống, triển khai Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc.

Để gia đình hạnh phúc, rất cần sự tôn trọng, bình đẳng, yêu thương, chia sẻ, chú ý lắng nghe ý kiến của con, hiểu tâm tư nguyện vọng của con của các bậc cha mẹ. Ảnh minh họa

Để gia đình hạnh phúc, rất cần sự tôn trọng, bình đẳng, yêu thương, chia sẻ, chú ý lắng nghe ý kiến của con, hiểu tâm tư nguyện vọng của con của các bậc cha mẹ. Ảnh minh họa

Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình (Bộ tiêu chí) được Bộ VH-TT&DL ban hành đang được áp dụng trên cả nước. Nhằm đưa vào cuộc sống các chuẩn mực giá trị đạo đức, văn hóa con người Việt Nam; ngăn chặn sự xuống cấp về đạo đức trong gia đình và xã hội; khơi gợi tình yêu thương, chia sẻ trách nhiệm giữa các thành viên gia đình trong xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh, làm nền tảng xây dựng cộng đồng hạnh phúc.

Cha mẹ gương mẫu, yêu thương con

Em Hương (8 tuổi, Hà Nội) bỗng dưng không muốn đến trường học, không muốn nói chuyện với bạn bè, cũng từ chối giao tiếp với bố mẹ mà chỉ thích chơi và tự nói chuyện với con gấu bông. Bố mẹ em vô cùng lo lắng, nghĩ con bị trầm cảm nên đưa đi điều trị tâm lý. Khi đã thân thiết, bác sĩ hỏi sao con chỉ thích nói chuyện với gấu bông? Câu trả lời của em khiến tất cả ngỡ ngàng: "Gấu bông không quát mắng con. Gấu bông không ép con học cả ngày. Chỉ có gấu bông là yêu con". Nghe con nói, người mẹ òa khóc và nhận ra, nhiều khi tức giận con lười ăn, con nghịch ngợm, con bày bừa đồ chơi, con bướng bỉnh, con lười học… cả chị Mai và chồng không kìm chế thường quát mắng con. Vì muốn con khi nào cũng nằm trong top 5 của lớp nên vợ chồng chị ép con học ngày học đêm, hết học ở trường lại học nhà cô, học ở trung tâm. Không ngờ, những câu mắng mỏ, những thúc ép học hành của bố mẹ lại ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý con như vậy. 

Sau mấy tháng điều trị tâm lý, cùng với sự thay đổi tích cực của bố mẹ, em Hương đã có chuyển biến rõ rệt, vui vẻ, cởi mở hơn, thích tâm sự với bố mẹ, muốn đi học, thích nô đùa với bạn bè.

Từ bài học thực tiễn này, vợ chồng chị Mai hiểu rằng, để gia đình hạnh phúc, rất cần sự tôn trọng, bình đẳng, yêu thương, chia sẻ, chú ý lắng nghe ý kiến của con, hiểu tâm tư nguyện vọng của con để có những điều chỉnh kịp thời. Cha mẹ nên là người bạn để con tâm sự, giúp con cái định hướng đúng đắn trong học tập và trong cuộc sống như trong nội dung Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình đã nêu rõ: Tiêu chí ứng xử chung là tôn trọng, bình đẳng, yêu thương, chia sẻ; tiêu chí ứng xử của vợ, chồng là chung thủy, nghĩa tình; tiêu chí ứng xử của con với cha mẹ, với ông bà là hiếu thảo, lễ phép; tiêu chí ứng xử của anh, chị, em là hòa thuận, chia sẻ. Thực hiện theo Bộ tiêu chí, gia đình chị Mai hạnh phúc, đầm ấm hơn khi cha mẹ làm gương, yêu thương con, con ngoan ngoãn, vâng lời, học hành tiến bộ.

vu gia dinh
Hồng Trần
Chi tiết trang bị vua Android tầm trung- Galaxy A55 5G: Cao cấp như Galaxy S24 Ultra, hơn iPhone 15

Chi tiết trang bị vua Android tầm trung- Galaxy A55 5G: Cao cấp như Galaxy S24 Ultra, hơn iPhone 15

1 tháng trước

Galaxy A55 5G vừa trình làng cách đây không lâu sở hữu hàng loạt trang bị ấn tượng hơn cả iPhone 15 và tiệm cận Galaxy S24 Ultra để vững bước lên ngôi vua Android tầm trung.
Nhiều cha mẹ không biết mình đang bạo hành lạnh với con

Nhiều cha mẹ không biết mình đang bạo hành lạnh với con

1 năm trước

"Bố/mẹ nói gì con cũng không nghe. Vậy từ giờ bố/mẹ sẽ im lặng", đó là cách mà không ít cha mẹ đang đối xử với con. Áp dụng bạo hành lạnh bằng việc im lặng, ngó lơ, xua đuổi, cô...
Cha mẹ tự tử, bắt con cùng chết là vi phạm quyền trẻ em

Cha mẹ tự tử, bắt con cùng chết là vi phạm quyền trẻ em

1 năm trước

Thời gian qua liên tục xảy ra các vụ việc cha, mẹ tự tử và ép buộc con mình cùng từ bỏ mạng sống. Những cái chết tức tưởi đó không chỉ để lại nỗi đau, nỗi ám ảnh khôn nguôi cho...
Bạo hành trẻ em là vi phạm nghiêm trọng quyền trẻ em

Bạo hành trẻ em là vi phạm nghiêm trọng quyền trẻ em

1 năm trước

Bạo hành trẻ em là vi phạm quyền con người, quyền trẻ em, tuy nhiên, điều này vẫn xảy ra ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.