THỨ BẨY, NGÀY 20 THÁNG 04 NĂM 2024 11:09

TP.HCM: Đến năm 2025, 80% người khuyết tật có khó khăn về tài chính được cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí

30/09/2022 | 08:17
UBND TP.HCM vừa ban hành Quyết định ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình trợ giúp người khuyết tật trên địa bàn TP.HCM đến năm 2030.

Theo kế hoạch, đối với mục tiêu cụ thể, giai đoạn đến 2025, UBND TP xác định 12 tiêu chí cụ thể như: Hàng năm, khoảng 80% người khuyết tật tiếp cận các dịch vụ y tế dưới các hình thức khác nhau; 70% trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi được sàng lọc phát hiện sớm khuyết tật bẩm sinh, rối loạn phát triển và được can thiệp sớm các dạng khuyết tật; khoảng 6.000 trẻ em và người khuyết tật được phẫu thuật chinh hình, phục hồi chức năng và cung cấp dụng cụ trợ giúp phù hợp; 80% trẻ khuyết tật ở độ tuổi mầm non và phổ thông được tiếp cận giáo dục; 5.000 người khuyết tật có nhu cầu và đủ điều kiện được hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm, hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất thiết bị cho 6 cơ sở giáo dục nghề nghiệp chuyên biệt để đào tạo nghề nghiệp cho người khuyết tật tại các quận, huyện, thành phố Thủ Đức và cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo nghề cho người khuyết tật; 90% người khuyết tật có nhu cầu và đủ điều kiện được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo quy định.

Đến năm 2025, 100% người khuyết tật tham gia giao thông được miễn, giảm giá vé theo quy định.

Đến năm 2025, 100% người khuyết tật tham gia giao thông được miễn, giảm giá vé theo quy định.

Đồng thời, 80% công trình xây mới và 30% công trình cũ là trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước; nhà ga, bến xe, bến tàu; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở giáo dục, dạy nghề, công trình văn hóa, thể dục thể thao; nhà chung cư xây mới bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật; 30% người khuyết tật có nhu cầu tham gia giao thông được sử dụng phương tiện giao thông đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật về giao thông tiếp cận hoặc dịch vụ trợ giúp tương đương; 100% người khuyết tật tham gia giao thông được miễn, giảm giá vé theo quy định, riêng đối với các tuyến đường bộ liên tỉnh là 40%.

Bên cạnh đó, tỷ lệ người khuyết tật được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông tối thiểu bằng % tỷ lệ chung cả nước; thành lập Câu lạc bộ thể thao người khuyết tật cấp TP và cấp quận, huyện, thành phố Thủ Đức, thu hút 10% người khuyết tật tham gia tập luyện thể dục, thể thao; 10% người khuyết tật được hỗ trợ tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật và biểu diễn nghệ thuật; 100% thư viện công cộng cấp thành phố tổ chức được không gian đọc, đảm bảo tiện ích thư viện chuyên dụng; 80% người khuyết tật có khó khăn về tài chính được cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý khi có nhu cầu.

Ngoài ra, 60% cán bộ làm công tác trợ giúp người khuyết tật được tập huấn, nâng cao năng lực quản lý, chăm sóc, hỗ trợ người khuyết tật; 30% gia đình có người khuyết tật được tập huấn về kỹ năng, phương pháp chăm sóc phục hồi chức năng cho người khuyết tật; 20% người khuyết tật được tập huấn các kỹ năng sống; 80% phụ nữ khuyết tật được trợ giúp dưới các hình thức khác nhau; Thành lập tổ chức của người khuyết tật TP; 100% thanh niên khuyết tật khởi nghiệp, phụ nữ khuyết tật, người khuyết tật và các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật có nhu cầu và đủ điều kiện được hỗ trợ vay vốn với lãi suất ưu đãi theo quy định.

Giai đoạn 2026 – 2030, UBND TP cũng xác định 12 tiêu chí cụ thể như: Hàng năm khoảng 90% người khuyết tật tiếp cận các dịch vụ y tế dưới các hình thức khác nhau; 80% trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi được sàng lọc phát hiện sớm khuyết tật bẩm sinh, rối loạn phát triển và được can thiệp sớm các dạng khuyết tật; khoảng 6.000 trẻ em và người khuyết tật được phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng và cung cấp dụng cụ trợ giúp phù hợp; 90% trẻ khuyết tật ở độ tuổi mầm non và phổ thông được tiếp cận giáo dục.

Đồng thời, 7.000 người khuyết tật có nhu cầu và đủ điều kiện được hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm, hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất thiết bị cho 06 cơ sở giáo dục nghề nghiệp chuyên biệt để đào tạo nghề nghiệp cho người khuyết tật tại các quận, huyện, TP Thủ Đức và cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo nghề cho người khuyết tật; 100% người khuyết tật có nhu cầu và đủ điều kiện được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo quy định; 100% công trình xây mới và 50% công trình cũ là trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước; nhà ga, bến xe, bến tàu; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở giáo dục, dạy nghề, công trình văn hóa, thể dục thể thao; nhà chung cư xây mới bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật,

Bên cạnh đó, 50% người khuyết tật có nhu cầu tham gia giao thông được sử dụng phương tiện giao thông đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật về giao thông tiếp cận hoặc dịch vụ trợ giúp tương đương; 100% người khuyết tật tham gia giao thông được miễn, giảm giá vé theo quy định, riêng đối với các tuyến đường bộ liên tỉnh là 60%; Tỷ lệ người khuyết tật được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông tối thiểu bằng 1/3 tỷ lệ chung cả nước; Thành lập Câu lạc bộ thể thao người khuyết tật cấp Thành phố và cấp quận, huyện, thu hút 15% người khuyết tật tham gia tập luyện thể dục, thể thao; 20% người khuyết tật được hỗ trợ tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật và biểu diễn nghệ thuật; 100% thư viện công cộng cấp Thành phố tổ chức được không gian đọc, đảm bảo tiện ích thư viện chuyên dụng.

Ngoài ra, 100% người khuyết tật có khó khăn về tài chính được cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý khi có nhu cầu; 70% cán bộ làm công tác trợ giúp người khuyết tật được tập huấn, nâng cao năng lực quản lý, chăm sóc, hỗ trợ người khuyết tật; 40% gia đình có người khuyết tật được tập huấn về kỹ năng, phương pháp chăm sóc phục hồi chức năng cho người khuyết tật; 30% người khuyết tật được tập huấn các kỹ năng sống; 100% phụ nữ khuyết tật được trợ giúp dưới các hình thức khác nhau; Thành lập tổ chức của người khuyết tật; 100% thanh niên khuyết tật khởi nghiệp, phụ nữ khuyết tật, người khuyết tật và các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật có nhu cầu được hỗ trợ vay vốn với lãi suất ưu đãi theo quy định.

Việt Cường
Mang hơi ấm đến với trẻ em vùng cao tại 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái

Mang hơi ấm đến với trẻ em vùng cao tại 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái

4 tháng trước

Nhằm động viên, chia sẻ và đồng hành cùng nhà trường và các em học sinh vùng khó khăn, các nhà hảo tâm đã tổ chức Chương trình “Chia sẻ yêu thương” lần thứ 20 tại xã Phình Hồ...
Dạy con tôn trọng người khuyết tật

Dạy con tôn trọng người khuyết tật

1 năm trước

Trẻ con thường sợ hãi hoặc có thái độ, hành vi thiếu tôn trọng người khuyết tật vì trẻ thiếu hiểu biết. Là cha mẹ, bạn hãy giúp con hiểu đúng về người khuyết tật và biết cảm...
Nâng cao năng lực thực hiện quyền trẻ em và phát triển sinh kế cho người khuyết tật

Nâng cao năng lực thực hiện quyền trẻ em và phát triển sinh kế cho người khuyết tật

2 năm trước

Trong hai ngày 7-8/12, Trung ương Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam phối hợp với Cục Trẻ em (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) tổ chức Hội nghị Nâng cao năng lực...
Đôi bạn sáng chế cánh tay robot cho người khuyết tật

Đôi bạn sáng chế cánh tay robot cho người khuyết tật

2 năm trước

Chứng kiến những trẻ em khuyết tật và người lao động bị tai nạn khiến cụt hoặc liệt tay gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt và lao động, hai em Phạm Đức Linh và Nguyễn Đức An, lớp...
Tiếng nói của người khuyết tật cần được lắng nghe ngay từ khi bắt đầu xây dựng chính sách

Tiếng nói của người khuyết tật cần được lắng nghe ngay từ khi bắt đầu xây dựng chính sách

2 năm trước

Người khuyết tật (NKT) là "một trong những nhóm đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong đại dịch Covid-19", do đó chúng ta phải đảm bảo không làm trầm trọng thêm sự bất...