THỨ SÁU, NGÀY 19 THÁNG 04 NĂM 2024 11:36

Trầm cảm tuổi dậy thì có thể đẩy trẻ vào nguy cơ tự sát

16/05/2022 | 16:13
Trong tình hình hậu Covid-19 hiện nay, trầm cảm tuổi dậy thì đang trở thành mối lo ngại lớn. Bên cạnh đó, áp lực học tập, bạn bè và những thay đổi tâm sinh lý khiến tâm lý trẻ thay đổi thất thường và dẫn đến hội chứng trầm cảm tuổi teen, có thể đẩy trẻ vào nguy cơ tự sát nếu không được quan tâm kịp thời.
1-3-e1534230031753

Dấu hiệu nhận biết trầm cảm

Chị Tuyết (TP. Nha Trang, Khánh Hòa) chia sẻ: Con tôi ngày nhỏ chuyện gì cũng nói với mẹ. Nhưng từ khi lên lớp 8, cháu trở nên khép kín. Giờ ăn thì cắm cúi ăn, xong là vô phòng đóng cửa lại nghe nhạc, nói chuyện điện thoại với bạn bè. Chị Tuyết rất lo lắng, không biết đây có phải là dấu hiệu của bệnh trầm cảm không và làm thế nào để con có thể mở lòng, thoải mái tâm sự với cha mẹ.

Giải đáp băn khoăn này, BS. CK2 Lâm Hiếu Minh, Phòng khám Tâm lý, Bệnh viện Ðại học Y Dược TP.HCM cho biết, dấu hiệu nhận biết trầm cảm là các triệu chứng sau đây kéo dài trên 2 tuần: buồn, chán nản, cảm giác mệt mỏi, không có năng lượng; Chán ăn hoặc ăn nhiều vô độ; Mất ngủ hoặc ngủ triền miên; Sa sút trong học tập có rối loạn về tập trung chú ý và trí nhớ; Những vấn đề kích thích về tâm thần vận động hoặc bạo lực; Suy nghĩ tiêu cực về bản thân và thế giới xung quanh; Có ý tưởng tự sát hoặc tự hủy hoại bản thân (rạch tay, làm đau bản thân). Nghiêm trọng hơn là có biểu hiện loạn thần, ảo giác, hoang tưởng.

Tại TP.HCM, nhiều đơn vị, trung tâm có thể hỗ trợ và giúp đỡ khi trẻ gặp khó khăn về tâm lý hoặc giúp phụ huynh có cách để giáo dục, hỗ trợ con như: Trung tâm Tham vấn tâm lý của Nhà văn hóa Phụ nữ; các công ty tư vấn tâm lý, Phòng khám tâm lý Bệnh viện Nhi đồng 1, Nhi Đồng 2, Nhi đồng Thành phố hay các phòng tham vấn tâm lý học đường của các trường học.

Theo BS. CK2 Lâm Hiếu Minh, có nhiều nguyên nhân dẫn đến trầm cảm như: Hậu Covid-19, suy tuyến giáp hoặc có bệnh nghiêm trọng nào đó như ung thư, tai nạn giao thông... những yếu tố tác động đến tinh thần; Những cảm xúc, cảm nhận tiêu cực về bản thân do quá trình phát triển tác động tâm lý; Bị hành hung, bạo lực học đường, áp lực học tập, áp lực thành tích...

Theo các chuyên gia, giải pháp căn cơ nhất để ngăn chặn, hạn chế tình trạng trầm cảm học sinh chính là sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình - nhà trường - xã hội; bởi điều quan trọng nhất là giúp học sinh có môi trường sống an toàn, hạnh phúc.

Gia đình cần dành thời gian và sự quan tâm nhiều hơn tới con trẻ; Gần gũi, chia sẻ, đồng hành với quá trình trưởng thành của các con; Nhận biết, phát hiện sớm những bất ổn trong tâm lý con trẻ (nếu có) để can thiệp kịp thời. Muốn vậy, đòi hỏi bố mẹ cần nghiên cứu, học hỏi để có kiến thức về sức khỏe tâm thần và kỹ năng nhận biết, cách thức can thiệp sớm. Hơn cả, tình yêu thương, sẻ chia, thấu hiểu của những người thân trong gia đình là vũ khí hữu hiệu nhất để ngăn chặn mọi nguy cơ làm rối loạn tâm lý trẻ.

Với nhà trường, cần xây dựng môi trường văn hoá học đường bảo đảm an toàn, lành mạnh. Nhà trường phải vừa củng cố kiến thức để bảo đảm chất lượng giáo dục, vừa quan tâm sức khỏe tâm thần, hạn chế áp lực đối với học sinh. Về lâu dài, cần quan tâm đầu tư hoạt động tư vấn học đường; chú trọng trang bị cho học sinh kiến thức, kỹ năng cần thiết để các em có thể thích ứng và vượt qua những khó khăn trong học tập và trong cuộc sống.

Ðối với Nhà nước và toàn xã hội, cần quan tâm đầu tư, dành cho trẻ em một môi trường sống an toàn, một môi trường mạng lành mạnh. Các cơ quan chức năng cần có công cụ hữu hiệu để kiểm soát tốt không gian mạng, hạn chế những tác động tiêu cực ảnh hưởng tới tâm lý trẻ.

ThS.BS Lê Công Thiện, Trưởng phòng trẻ em và Thanh thiếu niên, Viện sức khỏe 
Tâm thần điều trị cho trẻ bị rối loạn tâm lý. Ảnh T. Nguyên

ThS.BS Lê Công Thiện, Trưởng phòng trẻ em và Thanh thiếu niên, Viện sức khỏe Tâm thần điều trị cho trẻ bị rối loạn tâm lý. Ảnh T. Nguyên

Cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp

Ðiều tra mới nhất do Viện Sức khỏe tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đưa ra năm 2020 cho thấy, trong số 6.407 học sinh ở lứa tuổi 11-17, 11% có ý tưởng tự sát trong vòng 1 năm qua. Ở Việt Nam, ước tính có 26,3% trẻ bị trầm cảm, 6,3% trẻ có suy nghĩ về cái chết, 4,6% trẻ có kế hoạch tự sát và 5,8% trẻ cố gắng tự sát. Ðộ tuổi tự tử đang ngày càng trẻ hóa. 11% số vụ trẻ tự tử do bắt chước.

Trước tình trạng trẻ vị thành niên tự tử được cho là do trầm cảm, ông Ðặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ LÐ-TB&XH) cho biết, sẽ đẩy mạnh hơn nữa việc truyền thông, giáo dục các kiến thức, kỹ năng làm cha mẹ, đặc biệt là chăm sóc, bảo vệ con về mặt tâm lý, tình cảm. Qua đó, cha mẹ nắm bắt tâm lý, tình cảm của con, nhu cầu của con một cách tích cực hơn, sớm hơn để giảm thiểu những vụ việc tự sát, tai nạn thương tích trong chính ngôi nhà, gia đình mình.

Bà Nguyễn Thị Mai Hoa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho biết: Việc giảm thiểu tình trạng trẻ vị thành niên tự tử do trầm cảm là một thách thức không nhỏ, đòi hỏi thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Là cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục sẽ tăng cường giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách liên quan tới trẻ em, đặc biệt là Nghị quyết 121 của Quốc hội khoá XIV về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em, trong đó có giảm thiểu các vấn đề về sức khỏe tâm thần đối với trẻ em. Ủy ban cũng khuyến nghị cần tăng cường hoạt động tư vấn tâm lý học đường trong hệ thống cơ sở giáo dục, đồng thời ưu tiên bổ sung vị trí việc làm tư vấn học đường cho các trường công lập…

Thời gian qua, Bộ LĐ-TB&XH đã sản xuất nhiều sản phẩm truyền thông, nhiều tài liệu hướng dẫn về chăm sóc, bảo vệ trẻ em trong Covid-19 và mở nhiều lớp tập huấn online về chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng đại dịch. Bộ GD&ĐT cũng đã triển khai nhanh việc hướng dẫn giáo viên các kiến thức hỗ trợ học sinh về sức khỏe tâm thần, tâm lý thông qua các tiết học trực tuyến.

Trẻ bị trầm cảm cần có những can thiệp về y khoa và tâm lý xã hội. Trong đó, việc tiếp cận, đồng hành, chia sẻ cùng con là điều mà các bậc cha mẹ cần ưu tiên, nhất là đối với tuổi teen - tuổi có sự thay đổi lớn về tâm sinh lý. Ðặc biệt, sau khi trải qua thời gian dài giãn cách, chủ yếu học trực tuyến, hạn chế giao tiếp bên ngoài, trẻ rất dễ bị tác động, dẫn tới bất ổn tâm lý. Nhưng làm sao để bố mẹ có thể đồng hành với con thì lại cần nhiều yếu tố. Cha mẹ cần học hỏi để có kiến thức, kỹ năng; cần thái độ bình tĩnh và sự kiên nhẫn, không xem nhẹ nhưng cũng đừng nghiêm trọng hóa vấn đề. Hơn tất cả, cần dành thêm thời gian cho con, sẵn sàng làm bạn, tôn trọng lắng nghe ý kiến của con.

Châu Anh Hưng
Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

5 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...
“Liên minh siêu thú DC” tung đoạn phim trailer hài hước

“Liên minh siêu thú DC” tung đoạn phim trailer hài hước

1 năm trước

Bộ phim hoạt hình "Liên minh siêu thú DC" mới đây đã tung ra đoạn phim trailer chính thức với thời lượng hơn 2 phút ngập tràn màu sắc, âm nhạc vui tươi đan xen không khí hài hước.
Hà Nội thành lập các hội đồng lựa chọn sách giáo khoa lớp 3, 7 và 10

Hà Nội thành lập các hội đồng lựa chọn sách giáo khoa lớp 3, 7 và 10

1 năm trước

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành quyết định thành lập 11 hội đồng lựa chọn sách giáo khoa cấp tiểu học, 12 hội đồng lựa chọn sách giáo khoa cấp trung học cơ sở và 15 hội đồng lựa chọn...
Học sinh phải thi đủ 3 bài thi để được xét tuyển vào lớp 10 trường ngoài công lập

Học sinh phải thi đủ 3 bài thi để được xét tuyển vào lớp 10 trường ngoài công lập

1 năm trước

Để bảo đảm quyền lợi học tập, dự thi vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2022-2023 theo đúng nguyện vọng, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội lưu ý học sinh ghi nhớ kỹ các quy định...