THỨ TƯ, NGÀY 24 THÁNG 04 NĂM 2024 12:25

Trẻ bị “lùn”: Cần tầm soát sớm và điều trị đúng cách, kịp thời khi chưa dậy thì

16/11/2021 | 20:01
Ngày nay, các bậc phụ huynh rất quan tâm đến sự phát triển chiều cao của con trẻ. Ai cũng mong muốn con mình đạt được chiều cao lý tưởng khi trưởng thành. Trẻ cần được tầm soát sớm và điều trị đúng cách, kịp thời khi chưa dậy thì, tránh nghe theo những lời quảng cáo có cánh mua thuốc “tăng chiều cao” uống vào tiền mất, tật mang.

Bình thường, trẻ sơ sinh có chiều cao trung bình khoảng 50 cm. Trong năm đầu tiên, trẻ sẽ tăng 25 cm. Trong 2 năm kế tiếp, mỗi năm trẻ sẽ tăng 10 cm. Từ 3 tuổi trở lên cho đến lúc dậy thì, mỗi năm trẻ tăng thêm khoảng 5 cm. Nếu trẻ không đạt được các mốc tăng trưởng về chiều cao theo từng độ tuổi  thì được gọi là chậm tăng trưởng chiều cao. Hậu quả là trẻ sẽ thấp hơn so với các bạn cùng lứa. Nếu không được chẩn đoán, điều trị kịp thời, sự chênh lệch về chiều cao sẽ ngày càng nhiều, gây nên tâm lý mất tự tin khi trẻ ở độ tuổi trưởng thành và tất nhiên cũng gây nên nhiều lo lắng cho các bậc phụ huynh.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chậm tăng trưởng chiều cao như suy dinh dưỡng, các bệnh lý dị tật bẩm sinh, loạn sản sụn, còi xương, thiếu máu, suy thận mạn hoặc các bệnh lý nội tiết như suy giáp, bị hội chứng turner (45X0) - một rối loạn di truyền có liên quan đến khiếm khuyết trong nhiễm sắc thể dẫn đến thiếu hóc môn tăng trưởng... Theo nghiên cứu trên thế giới, tỷ lệ bệnh thiếu hormone tăng trưởng là 1/4.000. Bệnh có thể do bẩm sinh hoặc mắc phải (chấn thương đầu nặng, u não, nhiễm trùng dạng viêm màng não và viêm não), một số khác không xác định được nguyên nhân.

Bác sĩ đang khám tầm soát cho bé bị chậm tăng trưởng chiều cao. Ảnh: HN

Bác sĩ đang khám tầm soát cho bé bị chậm tăng trưởng chiều cao. Ảnh: HN

Tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM (BV ĐHYD) chương trình tầm soát chậm tăng trưởng của năm 2018 đã tầm soát cho 300 trẻ có chiều cao dưới độ lệch chuẩn hoặc tốc độ tăng trưởng giảm dựa trên các xét nghiệm định hướng nguyên nhân của chậm tăng trưởng. Sau xét nghiệm sàng lọc nguyên nhân, có 65 bé đã được thực hiện nghiệm pháp vận động, trong đó có 16 bé nằm trong chuẩn thực hiện nghiệm pháp hạ đường huyết bằng insulin hoặc nghiệm pháp kích thích bằng glucagon, sau đó có 5 bé đã được chụp MRI não.

Hiện nay, một số bệnh viện như Nguyễn Tri Phương, BV ĐHYD có điều trị bệnh “lùn” này theo một qui trình theo dõi nghiệm ngặt. BV ĐHYD đã điều trị cho một số bé chậm tăng trưởng chiều cao bằng hormone tăng trưởng (trong đó đa phần bé được chẩn đoán mắc bệnh thiếu hormone tăng trưởng đơn độc và một ít bé được chẩn đoán suy tuyến yên). Sau thời gian từ 3 – 6 tháng điều trị, các bé đáp ứng với thuốc điều trị tốt, trung bình mỗi bé cao thêm 0.8-1 cm/mỗi tháng.

TS BS. Trần Quang Nam – BV ĐHYD cho biết: “Việc chẩn đoán và điều trị cho trẻ chậm tăng trưởng chiều cao được chia thành 2 giai đoạn, giai đoạn cho những trẻ nhỏ được điều trị chuyên khoa Nội tiết nhi và khi trẻ ở độ tuổi thiếu niên sẽ được điều trị tại chuyên khoa Nội tiết người lớn. Việc phát hiện sớm, tìm được nguyên nhân, có hướng điều trị đúng và kịp thời sẽ giúp cải thiện quá trình tăng trưởng chiều cao cho trẻ đạt hiệu quả. Để điều trị hiệu quả và cải thiện chiều cao, tốt nhất là bé được phát hiện sớm chậm tăng trưởng do thiếu hormon tăng trưởng khi tuổi còn nhỏ. Việc chẩn đoán đúng cần các bác sĩ chuyên khoa nội tiết khảo sát về rối loạn hormon, đồng thời có sự phối hợp với bác sĩ chẩn đoán hình ảnh khảo sát tuổi xương và rối loạn tuyến yên. Sau khi tổng hợp các dữ kiện bác sĩ Nội tiết sẽ có chẩn đoán xác định chính xác chậm tăng trưởng có do giảm hormon tăng trưởng hay không để chỉ định điều trị. Giai đoạn đầu bác sĩ chuyên khoa nội tiết Nhi sẽ chỉ định dùng bổ sung hormon tăng truởng cho bé và theo dõi tới tuổi thiếu niên. Khi bé đã lớn, trong giai đoạn chuyển tiếp thành người lớn bé sẽ được đánh giá lại rối loạn hormon tăng trưởng, nếu còn rối loạn bé sẽ được giới thiệu sang các bác sĩ nội tiết người lớn tiếp tục điều trị lâu dài.”

TS BS. Huỳnh Thị Vũ Quỳnh – Phòng khám Nhi BV ĐHYD chia sẻ: “Hiện nay một số phụ huynh vì quá lo lắng khi thấy con mình phát triển chậm so với các bạn đồng trang lứa nên đã tự ý mua các loại thực phẩm chức năng này cho trẻ sử dụng. Chưa tính đến việc những loại thực phẩm chức năng này có giúp trẻ tăng chiều cao “thần kỳ” như lời quảng cáo hay không, nhưng việc cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm chức năng mà không có sự tư vấn của các chuyên gia y tế rất dễ dẫn đến việc trẻ bị dư thừa chất. Việc phụ huynh theo dõi chiều cao, cân nặng của trẻ, đánh dấu trên biểu đồ tăng trưởng là rất quan trọng. Nếu biểu đồ tăng trưởng đi xuống hoặc đi ngang, hay điểm cân nặng, chiều cao nằm ở kênh thấp nhất, thì cần đưa trẻ đến khám bác sĩ chuyên khoa để phát hiện sớm nguyên nhân và điều trị đúng phác đồ. Việc điều trị châm tăng trưởng do thiếu hormone cần phải tuân thủ điều trị tốt, tái khám định kỳ để kịp thời điều chỉnh liều thuốc phù hợp với thể trạng của trẻ, bên cạnh đó trẻ cần được phối hơp các biện pháp khác như dinh dưỡng, vận động thể lực để hỗ trợ quá trình tăng trưởng. Vì vậy, phụ huynh không tự ý bổ sung canxi hoặc các thực phẩm chức năng, phải đưa trẻ đi khám đúng chuyên khoa để được theo dõi lâu dài theo một bác sĩ chuyên khoa nhất định để trẻ được chẩn đoán đúng và phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm.”

Như trường hợp bé N.V.T.D., lúc 10 tuổi, cân nặng 28 kg, cao 117 cm (so với chuẩn chiều cao trung bình thì bé D còn thiếu 15cm). Thấy con trai quá thấp bé và mặt quá non so với các bạn đồng trang lứa, chị Hương – mẹ bé D thường mua canxi và các loại thực phẩm chức năng tăng chiều cao để cải thiện chiều cao cho bé D. Năm 2018, qua tìm hiểu, chị H đã đưa bé đến BV ĐHYD tầm soát với chẩn đoán thiếu hormone tăng trưởng. Trước đây mỗi năm chiều cao của bé chỉ tăng lên được 3cm. Hiện tạo chiều cao của bé đã cải thiện rõ rệt, sau 14 tháng tiêm hormone tăng trưởng, bé đã tăng lên 12cm. Hiện tại bé đã ngang bằng các bạn đồng trang lứa và không còn cảm giác e dè, mặc cảm với bạn bè nữa.

Chị Hương cho biết: “Trước đây, con mình thấp bé và mặt rất non so với các bạn cùng trang lứa. Mình và gia đình nghĩ là do mức tăng trưởng của con chậm hơn so với bạn bè một chút, thời gian đó mình cũng tích cực mua các loại thuốc bổ sung canxi về cho con uống, nhưng tình trạng không cải thiện được gì. Mỗi năm bé chỉ cao lên được tối đa 3cm. Đến lúc con 10 tuổi, mình mới bắt đầu thấy lo lắng. Sau khi mình và gia đình bắt đầu đưa con đi tầm soát thử. Lúc đầu bác sĩ cho chụp tuổi xương, con mình 10 tuổi hơn mà tuổi xương của bé chỉ mới 7 tuổi, bác sĩ nghi ngờ bé bị chậm tăng trưởng do thiếu hormone tăng trưởng. Mình chưa bao giờ nghĩ trên đời lại có loại bệnh như thế và càng không thể ngờ con mình lại mắc chứng bệnh hiếm gặp này. Đến khi có kết quả chụp MRI và kết quả của các loại xét nghiệm, cả gia đình mới bàng hoàng với kết luận bé bị thiếu hụt hormone tăng trưởng trầm trọng. Lúc đó, các bác sĩ tư vấn, trấn an gia đình và bé rất nhiều. Đến nay, bé đã tiêm hormone tăng trưởng được 14 tháng, kết quả kỳ diệu là bé đã cao thêm được 12cm. Cả gia đình cảm thấy cảm kích về kết quả này”

Trẻ điều trị có kết quả khả quan trong độ tuổi từ 3-15 tuổi,vì vậy khi phụ huynh thấy chiều cao của trẻ nằm dưới đường thấp nhất trên biểu đồ tăng trưởng về chiều cao, nghĩa là tăng chiều cao dưới 5cm trong vòng 1 năm thì nên tiến hành cho con đi khám tầm soát và điều trị kịp thời.

Hương Nhu
“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

5 tháng trước

“Nằm vo tròn như một thai nhi trong bụng mẹ, tôi cảm giác mình sắp chết, không còn chút hi vọng nào có thể sống sót để kể lại câu chuyện này cho bất kỳ ai”.
Tuyên Quang triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em từ 12-17 tuổi

Tuyên Quang triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em từ 12-17 tuổi

2 năm trước

UBND tỉnh Tuyên Quang có kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng Covid-19 từ tháng 11 đến hết tháng 12/2021 cho khoảng 72.000 trẻ từ 12-17 tuổi.
Gây quỹ cho trẻ em khó khăn bằng giấy vụn, đồ cũ

Gây quỹ cho trẻ em khó khăn bằng giấy vụn, đồ cũ

2 năm trước

Striped Project là dự án tái chế được thành lập bởi một nhóm học sinh trung học trên địa bàn Hà Nội từ 6/2015. Nhận thấy tình trạng lãng phí giấy trầm trọng hiện nay, dự án được...
Chấm dứt bạo lực với trẻ em

Chấm dứt bạo lực với trẻ em

2 năm trước

Bạo lực, xâm hại trẻ em đã và đang diễn ra phức tạp và đau lòng hơn nữa những người gây ra bạo lực, xâm hại phần lớn là người thân, người chăm sóc trẻ hàng ngày... Dự án Chấm...