THỨ SÁU, NGÀY 26 THÁNG 04 NĂM 2024 12:58

Trẻ biết sống hài hước sẽ hạnh phúc và tràn đầy sức khỏe

03/09/2022 | 07:14
Không khí vui tươi là một điều kiện tốt để nảy nở và nuôi dưỡng khiếu hài hước, vui nhộn của trẻ em.
Hài hước làm cho mọi người đều vui vẻ và cần phải học tập, rèn luyện mới có được.

Hài hước làm cho mọi người đều vui vẻ và cần phải học tập, rèn luyện mới có được.

Nụ cười gắn bó cha mẹ và con cái

Nhiều khi, cuộc sống căng thẳng với nhiều lo toan bề bộn, người lớn thường nghĩ đời sống hàng ngày là chuỗi dài những khô khan đơn điệu, chẳng có gì hứng thú. Tiếng cười, sự vui nhộn vô tình thưa vắng rồi trở thành “của hiếm” ở nhiều gia đình. Tuy nhiên, với trẻ nhỏ, niềm vui, tiếng cười là sự gắn bó với gia đình, là sợi dây liên kết tình yêu thương. Chỉ có ở bên cha mẹ, người thân yêu, đứa trẻ mới trở nên rạng rỡ nhất với những nụ cười mà trẻ mang đến và nhận về từ cha mẹ, người thân. Trẻ em sẽ hạnh phúc khi được sống trong một gia đình luôn có không khí vui tươi, cởi mở.

Trong gia đình tôi, khi cả nhà quây quần chia sẻ với nhau những câu chuyện vui vẻ và hai cậu con trai trình diễn lại câu chuyện là khoảnh khắc quý giá, xua tan những mỏi mệt, lo âu của cuộc sống thường nhật. Các con thường có những câu đố, chuyện vui gây cười, đặc biệt là những động tác bắt chước những vai diễn vui nhộn từ phim ảnh đến cuộc sống… để kể, để biểu diễn.

Và để nuôi dưỡng khiếu hài hước của con, từ nhỏ, trước khi ngủ, vợ chồng tôi thường thay nhau kể những câu chuyện vui. Con lớn lên một chút, vào những lúc nghỉ ngơi, thư giãn, cả nhà sẽ cùng xem một bộ phim vui nhộn, phù hợp với lứa tuổi của con. Có khi, cả nhà cùng đóng một trích đoạn phim, kịch vui vẻ… Chúng tôi luôn cố gắng giữ không khí gia đình luôn vui vẻ và các thành viên biết lắng nghe nhau. Tiếng cười như một sự đùm bọc yêu thương các thành viên trong gia đình.

Các nhà tâm lí học chỉ ra rằng, đứa trẻ nào biết sống hài hước, cởi mở, chan hòa, sẽ lạc quan, hạnh phúc và tràn đầy sức khỏe. Những đứa trẻ có khiếu hài hước luôn thân thiện, thích ứng nhanh với các tình huống khác biệt, khi chơi với bạn bè, lúc ở trường, khi đi dã ngoại. Những đứa trẻ vui nhộn luôn biết chia sẻ niềm vui và đặc biệt linh hoạt để vượt qua những khó khăn, nghịch cảnh. Trong một cuộc chơi chung, đứa trẻ vui nhộn, hài hước luôn mang lại sự truyền lửa. Khiếu hài hước giúp trẻ vượt qua được biến cố có thể xảy ra trong gia đình hay với chính mình.

Hài hước không tự nhiên có

Tính hài hước ở trẻ không chỉ là năng khiếu bẩm sinh mà còn do sự nuôi dưỡng, chắp cánh. Khiếu hài hước của trẻ như một kỹ năng, cần được nuôi dưỡng, động viên, chia sẻ của người thân xung quanh. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần cùng con xây dựng tính hài hước ngay từ lúc còn thơ bé.

Dạy trẻ cách mỉm cười

Học cách mỉm cười là một bài học lớn mà bạn có thể dạy con từ nhỏ để con có được hạnh phúc cả đời. Cuộc sống rất nhiều áp lực, nếu không biết cách mỉm cười sẽ stress, gây những tổn thương khó chữa trong tâm hồn. Biết cười là cách phản vệ an toàn và hữu hiệu để trẻ có thể bình tĩnh trước các tình huống, biết cách nhìn nhận và đánh giá theo hướng tích cực.

Chúng ta vẫn thường nghe nói “một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”. Tính hài hước luôn đồng hành với sự lạc quan, thân thiện với xung quanh. Sống cởi mở, vui vẻ giúp trẻ hình thành kỹ năng diễn tả niềm vui, biểu lộ cảm xúc, dễ dàng vượt qua những lo lắng, buồn phiền và nhìn nhận cuộc sống tươi vui hơn, tốt đẹp hơn.

Đứa trẻ nào biết sống hài hước, cởi mở, chan hòa, sẽ lạc quan, hạnh phúc và tràn đầy sức khỏe.

Đứa trẻ nào biết sống hài hước, cởi mở, chan hòa, sẽ lạc quan, hạnh phúc và tràn đầy sức khỏe.

Cha mẹ thể hiện sự vui tính của mình

Cách nhanh nhất để trẻ học được cách thức và hiểu rằng khi nào nên "tấu hài" là học từ bố mẹ. Bạn hãy kể những câu chuyện cười, cùng trẻ xem phim hài, nghĩ ra những trò đùa vui nhộn, nhảy múa tưng bừng để gợi lên những tràng cười sảng khoái. Và quan trọng nhất là bạn phải truyền tải được thông điệp đừng quá nghiêm túc trong cuộc sống. Cố gắng cười cho qua đi những lỗi nhỏ như đồ uống đổ trên bàn/quần áo, chiếc bát bị rơi vỡ, thảm nhà chưa thật sạch…

Tạo ra một thế giới đầy hài hước

Tích lũy những truyện cười phù hợp với lứa tuổi; Thường xuyên kể truyện cười; Cùng chơi các trò chơi yêu cầu phải làm hành động ngớ ngẩn như ngoáy mông hay làm mắt lé… Cha mẹ hãy biến hài hước thành một phần quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày, dần dần trẻ sẽ học được thói quen đó.

Hưởng ứng nhiệt tình khi trẻ cố gắng hài hước

Dù cho những câu chuyện cười của con vẫn còn rất ngô nghê, những trò vui mà con học được từ phim ảnh, tivi, sách báo hay do chính trẻ tự nghĩ ra vẫn chưa quá gây cười, thì cha mẹ vẫn nên cười thật nhiệt tình để khích lệ trẻ. Ðó chính là cách dạy cho trẻ biết rằng, ai cũng có khả năng làm cho người khác cười và nụ cười là một “vũ khí” rất lợi hại, mang lại nhiều lợi ích cho cả người cười và người tạo ra tiếng cười.

Biến những công việc nhàm chán trở nên thú vị

Hãy luôn lạc quan, biến những công việc nhàm chán, tẻ nhạt như biến việc dọn dẹp đống đồ chơi thành một trò chơi thú vị. Như vậy, bạn sẽ là một người mẹ thú vị và trẻ sẽ rất nhiệt tình tham gia giúp mẹ. Hơn thế, thông qua việc này bạn cũng đang dạy cho trẻ hiểu rằng, ngay cả những điều đơn giản nhất trong cuộc sống cũng có thể khiến ta vui vẻ.

Nếu không được cha mẹ, người xung quanh chia sẻ, khuyến khích, trẻ sẽ mất hứng, hao mòn khiếu hài hước, tính vui nhộn và cởi mở.

Dạy trẻ về giới hạn của sự hài hước

Hài hước nếu đặt không đúng chỗ, đúng lúc sẽ rất tai hại, sẽ trở nên lố bịch, phản cảm. Không phải tình huống hài nào cũng mang lại sự sảng khoái, đôi khi vì thái quá hoặc không thích hợp mà sự hài đó lại là nguyên nhân dẫn đến mối bất hòa hoặc làm cho trẻ cảm thấy mất hứng khi mọi người không ủng hộ.

Cha mẹ nên dạy trẻ hiểu, hài hước thể hiện khi nào là phù hợp, khi nào thì không nên, thế nào là hài nhảm nhí khiến mọi người khó chịu. Ðặc biệt, chúng ta không bao giờ được lấy khiếm khuyết của người khác ra để đùa giỡn, giễu cợt. Hài hước làm cho mọi người đều vui vẻ là sự hài hước thông minh và cần phải học tập, rèn luyện mới có được.

Hồng Trần
Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

5 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...
Triển lãm “Truyền thống hiếu học” chào đón ngày khai giảng năm học mới

Triển lãm “Truyền thống hiếu học” chào đón ngày khai giảng năm học mới

1 năm trước

Với 50 tác phẩm được sáng tác từ sau 1945 đến gần đây của 44 tác giả trên các chất liệu đa dạng, triển lãm “Truyền thống hiếu học” được Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức...
Bảo đảm thực hiện hiệu quả, chất lượng giáo dục mầm non, phổ thông

Bảo đảm thực hiện hiệu quả, chất lượng giáo dục mầm non, phổ thông

1 năm trước

Thủ tướng yêu cầu Bộ GD-ĐT, các bộ, UBND các tỉnh, thành phố tập trung thực hiện các nhiệm vụ nhằm tăng cường điều kiện bảo đảm thực hiện hiệu quả, chất lượng giáo dục...
Hướng dẫn chính sách BHYT học sinh, sinh viên năm học 2022-2023

Hướng dẫn chính sách BHYT học sinh, sinh viên năm học 2022-2023

1 năm trước

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam cho hay, trong năm học 2022-2023, mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT) của học sinh (HS), sinh viên (SV) không có sự thay đổi so với năm học trước.
Thừa Thiên - Huế: Nữ sinh hoảng loạn sau khi bị đánh và quay clip

Thừa Thiên - Huế: Nữ sinh hoảng loạn sau khi bị đánh và quay clip

1 năm trước

Trưa 2/9, Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết lãnh đạo sở vừa chỉ đạo Phòng phụ trách khối THCS xác minh, xử lý nghiêm vụ một nữ sinh lớp 8 bị bạn cùng trường chặn đường,...