THỨ BẨY, NGÀY 27 THÁNG 04 NĂM 2024 04:47

Trẻ cần biết kỹ năng tự học để làm chủ tương lai

08/01/2022 | 07:15
Tự học là một trong những kỹ năng sống vô cùng quan trọng, giúp trẻ làm chủ kiến thức, trở nên tự tin, tự lập và thành công trong cuộc sống.
Ảnh minh họa Thanh Huyền

Ảnh minh họa Thanh Huyền

Hầu như bậc cha mẹ nào cũng than phiền rằng con tôi lười lắm, chẳng chịu tự giác học hành gì cả. Nhất là trong thời điểm học online, ý thức học của trẻ dường như cũng có phần đi xuống khi không có sự nhắc nhở thường xuyên trực tiếp của các thầy cô giáo. Trang bị kỹ năng tự học không chỉ có lợi cho trẻ mà bản thân cha mẹ cũng nhàn hơn rất nhiều, đỡ phải quát tháo, gào khản cổ, thay vào đó, không khí gia đình êm dịu và đầm ấm hơn.

Theo chuyên gia tâm lý Trần Kim Thành, từ 0-6 tuổi là giai đoạn vàng rèn kỹ năng tự học, cha mẹ định hướng cho trẻ tìm tòi bằng cách để con hỏi nhiều hơn. Ví dụ, trong tình huống cho bé uống viên bổ sung viatmin, bé hỏi tại sao phải uống? Ðây là tín hiệu đáng mừng, thể hiện trẻ tò mò, mong muốn khám phá thế giới xung quanh. Lúc này, cha mẹ trả lời, diễn đạt dễ hiểu, không quên khuyến khích bé hỏi thêm, hoặc người lớn đố ngược lại... Thực tế, việc con thắc mắc là đang rèn kỹ năng tự học. Rất tiếc, nhiều người lớn không biết, cảm thấy phiền, không cho bé hỏi.

Giai đoạn từ 6 tuổi, nếu trẻ chưa có tư duy tự học thì cha mẹ khẩn trương rèn ngay, không nên giao phó cho nhà trường hoàn toàn bởi lớp học đông, thầy cô không thể theo sát. Tiểu học là giai đoạn nền tảng hình thành các kỹ năng học tập cho bé.

Cô Nguyễn Thu Hương, một giáo viên giỏi dạy tiểu học nay đã về hưu chia sẻ, kinh nghiệm mấy chục năm đứng trên bục giảng cô thấy rằng, em nào ý thức tự giác tốt, biết tự ngồi vào bàn học, có thể học tập tuy không phải xuất sắc dẫn đầu lớp, nhưng các em ấy thường học đều, học chắc, luôn giàu năng lượng, hoạt bát trong các hoạt động khác của trường/lớp.

Ðiều này cho thấy, tự học đã giúp trẻ hình thành một thói quen sống tốt, giúp trẻ chủ động trong mọi tình huống chứ không chỉ là trong học tập.

Vậy, cha mẹ cần trang trang bị những gì để trẻ tự giác học tập? Cha mẹ có thể thử ứng dụng những cách làm sau:

Thiết lập một không gian học tập phù hợp cho trẻ

Ðể trẻ cảm thấy hào hứng việc học, cha mẹ nên tạo một không gian học tập thoải mái và phù hợp với độ tuổi của trẻ. Bạn có thể cùng con chọn mua mẫu bàn, ghế, giá sách, giúp con trang trí góc học tập sao cho khoa học và ngăn nắp. Nên đặt bàn học của trẻ ở nơi yên tĩnh, thoáng mát, tốt nhất là gần cửa sổ để ban ngày trẻ không cần bật đèn vẫn có thể học được. Ánh sáng tự nhiên, khoảng không gian gần gũi với thiên nhiên sẽ tốt hơn cho sức khỏe của trẻ. Tuyệt đối không nên để tivi gần khu vực học tập của trẻ, vì tivi có thể khiến trẻ xao nhãng việc học hành.

Tạo cảm hứng yêu thích học tập

Rất ít trẻ thích học. Bản tính trẻ nhỏ là hiếu động và thích khám phá, trẻ thích được vui chơi, trẻ có thể chơi cả ngày không chán, nhưng chỉ cần ngồi học một lúc là thấy buồn ngủ hoặc uể oải.

Ðể trẻ hứng thú với việc học, cha mẹ nên kết hợp việc học lý thuyết với thực hành, ví dụ, khi con học kỹ năng nghe tiếng Anh, trẻ không chỉ nên nghe các đoạn hội thoại trong sách giáo khoa mà có thể xin phép cha mẹ lên mạng để nghe các bài hát hay bằng tiếng Anh, xem một số bộ phim trẻ em bằng nguyên gốc tiếng Anh có thêm phụ đề tiếng Việt/ hoặc vốn tiếng Anh của trẻ đã khá thì không cần phụ đề.

Hoặc khi con hoàn thành việc học, cha mẹ có thể cùng con chơi ô chữ, cờ vua, đố từ… để giải tỏa bớt căng thẳng.

Không ép trẻ học quá nhiều

Học nhiều không bằng học chất lượng. Ðừng bắt con phải học quá nhiều, nhất là tham gia học thêm triền miên, điều này có thể khiến cho trẻ cảm thấy mệt mỏi và càng chán ghét việc học hơn.

Nếu muốn trẻ đi học thêm một môn học nào đó, cha mẹ nên trao đổi kỹ với trẻ, tại sao con cần học thêm môn học này, việc học thêm sẽ có ích lợi gì, chỉ khi trẻ vui vẻ đồng ý thì việc học mới thực sự có được kết quả tốt nhất.

Trẻ em không nên ngồi học quá lâu

Cha mẹ không nên để trẻ ngồi học liền tù tì cả tiếng đồng hồ cho đến khi hoàn thành hết tất cả các bài tập. Ở trên lớp, mỗi tiết học cũng chỉ kéo dài 45 phút. Ở nhà, cha mẹ nên khuyến khích trẻ sau 20-30 phút học thì đứng lên đi lại hoặc nghỉ tại chỗ 5-10 phút để mắt được thư giãn và tay viết đỡ mỏi.

Chỉ nên hỗ trợ chứ không nên giúp trẻ làm bài tập về nhà

Ðể trẻ tự học hiệu quả, cha mẹ tuyệt đối không nên làm bài tập về nhà hộ con. Nếu trẻ gặp bài khó, cha mẹ có thể gợi ý hoặc hướng dẫn con cách làm. Tuy nhiên, việc hưởng thụ thành quả khi tìm ra đáp án của một bài toán khó, cha mẹ nên dành vinh quang ấy cho con.

Bạn có thể kiểm tra kết quả bài tập sau khi con hoàn thành và đưa ra các góp ý, đánh giá để lần sau con làm tốt hơn.

Cha mẹ cần tạo cảm hứng cho con yêu thích việc học. Ảnh CTV

Cha mẹ cần tạo cảm hứng cho con yêu thích việc học. Ảnh CTV

Lập thời gian biểu cho việc học

Ðể con tự giác và chăm chỉ học hành, cha mẹ nên định hướng trẻ phân bổ thời gian sao cho hợp lý và hài hòa giữa việc học và việc chơi cũng như các hoạt động khác.

Trẻ nên có một thời gian biểu cụ thể cho các hoạt động trong một ngày nói chung và việc học nói riêng. Ðiều này không chỉ giúp trẻ chủ động trong học tập mà còn rèn tính kỷ luật, thói quen đúng giờ, đúng hạn và sống có trách nhiệm, không bị động trước các tình huống khó.

Ðộng viên, phê bình kịp thời

Trẻ cần được cha mẹ động viên kịp thời khi có ý thức học tập tốt. Ví dụ, bạn có thể khen ngợi khi con hoàn thành việc làm bài tập về nhà sớm hơn mọi ngày hoặc các bài tập con làm đều đúng hết.

Tuy nhiên, trẻ cũng cần biết sự không hài lòng của cha mẹ khi con xao nhãng việc học. Ví dụ, con vừa học, vừa nghịch đồ chơi; bạn không cần la mắng hay đánh con, nhưng cần nói cho con hiểu, nếu con cứ học hành không tập trung như thế thời gian học sẽ chỉ càng kéo dài lâu hơn mà thôi và con có thể sẽ phải ăn tối một mình vì ba mẹ không thể đợi con được.

Liên lạc với thầy cô để có phương pháp dạy con học hiệu quả

Ðể hiểu hơn việc học của con, các bậc cha mẹ nên thường xuyên trao đổi với giáo viên chủ nhiệm. Bạn cũng nên biết, ở trên lớp ý thức học tập của con thế nào, con học có tập trung không, có thường xuyên phát biểu không… Sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường bao giờ cũng hữu ích hơn trong việc giáo dục trẻ.

Làm gương cho con

Muốn con tự giác và chủ động học hành, cha mẹ phải là những người tự lập và tự chủ trong cuộc sống để con trẻ noi theo.

Tự học không chỉ giúp trẻ có kết quả học tập tốt hơn, mà còn giúp trẻ hình thành tư duy logic và khoa học, bồi đắp thêm niềm say mê tìm tòi, sáng tạo, giúp trẻ rèn luyện tinh thần vượt khó, làm chủ cuộc sống sau này.

Bình Yên
Chi tiết trang bị vua Android tầm trung- Galaxy A55 5G: Cao cấp như Galaxy S24 Ultra, hơn iPhone 15

Chi tiết trang bị vua Android tầm trung- Galaxy A55 5G: Cao cấp như Galaxy S24 Ultra, hơn iPhone 15

1 tháng trước

Galaxy A55 5G vừa trình làng cách đây không lâu sở hữu hàng loạt trang bị ấn tượng hơn cả iPhone 15 và tiệm cận Galaxy S24 Ultra để vững bước lên ngôi vua Android tầm trung.
Số trẻ em mắc Covid-19 phải nhập viện tại Mỹ tăng kỷ lục

Số trẻ em mắc Covid-19 phải nhập viện tại Mỹ tăng kỷ lục

2 năm trước

Mỹ ghi nhận số ca mắc Covid-19 ở trẻ em tăng kỷ lục và có tới gần 1.000 em phải được nhập viện chữa trị trong một ngày.
TP.HCM: Đề xuất hỗ trợ 480.000 - 700.000 đồng/tháng cho trẻ mồ côi do dịch Covid-19

TP.HCM: Đề xuất hỗ trợ 480.000 - 700.000 đồng/tháng cho trẻ mồ côi do dịch Covid-19

2 năm trước

Theo Sở LĐ-TB&XH TP.HCM, dịch Covid-19 bùng phát trên địa bàn thành phố năm 2021 làm hơn 2.200 trẻ em mồ côi cha, mẹ và gần 400 người cao tuổi sống neo đơn. Để sự hỗ trợ có tính bền vững,...
Công an tỉnh Quảng Ninh hỗ trợ chương trình “Trái tim cho em” và nhiều phần quà nhân dịp Tết Nguyên đán

Công an tỉnh Quảng Ninh hỗ trợ chương trình “Trái tim cho em” và nhiều phần quà nhân dịp Tết Nguyên đán

2 năm trước

Vừa qua, Cơ sở Bảo trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tỉnh Quảng Ninh vừa tiếp nhận tài trợ của Công an Quảng Ninh trong chương trình “Trái tim cho em”. Đây là chương trình thiện...