THỨ NĂM, NGÀY 25 THÁNG 04 NĂM 2024 09:54

Trẻ chậm tăng trưởng chiều cao, cha mẹ phải làm gì?

14/12/2021 | 20:00
Là cha mẹ, ai cũng mong con mình phát triển toàn diện về cả cân nặng lẫn chiều cao. Hiện nay, rất nhiều bậc phụ huynh băn khoăn về sự phát triển chiều cao của trẻ, độ tuổi nào trẻ sẽ cao nhanh và trường hợp nào thì trẻ cần được đưa đi tầm soát chậm tăng trưởng chiều cao.

Trả lời câu hỏi này, bác sĩ Trần Thị Ngọc Anh, Khoa Nội tiết, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương TP.HCM cho biết, quá trình tăng trưởng chiều cao của trẻ được chia thành nhiều giai đoạn, trong đó có hai giai đoạn sự tăng trưởng chiều cao diễn ra vượt trội là từ 0-2 tuổi và tuổi dậy thì. Dù nhanh hay chậm thì giai đoạn tăng trưởng nào cũng quan trọng và phụ huynh luôn cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, thể dục thể thao của bé.

Tuy nhiên, thông thường, từ 4 tuổi trở đi, phụ huynh cần chú ý nhiều hơn đến tốc độ tăng trưởng chiều cao của trẻ. Nếu chiều cao của bé tăng chậm hơn 4-6 cm/năm hoặc chiều cao của bé luôn nằm gần đường cong thấp nhất so với độ tuổi (theo biểu đồ tăng trưởng chiều cao) nên cho bé thăm khám sớm để tìm nguyên nhân.

Phụ huynh đưa trẻ đến khám tầm soát chậm tăng trưởng chiều cao tại BV Nguyễn Tri Phương trong ngày 11/12/2021.

Phụ huynh đưa trẻ đến khám tầm soát chậm tăng trưởng chiều cao tại BV Nguyễn Tri Phương trong ngày 11/12/2021.

Có nhiều yếu tố chi phối sự phát triển chiều cao của trẻ, bao gồm: di truyền, dinh dưỡng, môi trường sống, chế độ sinh hoạt thể dục thể thao, hormone tăng trưởng (GH)… Trong đó, yếu tố di truyền là không thể thay đổi được. Cũng có trường hợp chậm tăng trưởng chiều cao nhưng không xác định được nguyên nhân gọi là chậm tăng trưởng vô căn. Riêng trường hợp chậm tăng trưởng do thiếu GH, theo thống kê, trên thế giới, ước tính chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 1/3.000 - 1/4.000 nhưng đây là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến chậm tăng trưởng ở trẻ em và rất khó nhận biết.

Bằng mắt thường cha mẹ khó mà nhận biết được trẻ chậm tăng trưởng chiều cao do thiếu GH hay các yếu tố khác. Bác sĩ Trần Thị Ngọc Anh cho biết, trong cơ thể người, GH được tiết ra từ tuyến yên ở não. GH đóng vai trò quan trọng lên sự phát triển của hệ cơ xương, quyết định chiều cao của cơ thể; đồng thời GH còn tác động lên chức năng chuyển hóa của cơ thể bao gồm sự phân bố dịch, chuyển hóa lipid, prorein, cacbohydrate, sức cơ và hệ tim mạch. Thiếu GH ở trẻ em có thể đơn độc hoặc đi kèm với sự thiếu hụt các hormone tuyến yên khác. Thiếu GH thường dẫn đến sự tăng trưởng chậm bất thường và chiều cao thấp với tỷ lệ cơ thể bình thường.

Hầu hết trẻ chậm tăng trưởng chiều cao đơn thuần thì biểu hiện bên ngoài không có gì đặc biệt ngoài việc bé không tăng hoặc có tốc độ tăng chiều cao chậm (dưới 4 - 6 cm/năm). Trẻ thiếu GH ở thể nhẹ, dù không ảnh hưởng đến sức khoẻ nhưng chiều cao hạn chế (thấp hơn nhiều so với trung bình) có thể khiến trẻ mặc cảm, tự ti. Riêng đối với trẻ thiếu GH nặng có thể có những biểu hiện như giảm sản vùng mặt giữa (tạo nên gương mặt giống búp bê), tay chân nhỏ, bộ phận sinh dục nhỏ ở nam... Do vậy, khuyến cáo chung là cha mẹ nên theo dõi sát chiều cao của bé, nếu thấy tốc độ tăng trưởng dưới từ 4-6cm/năm thì nên đưa bé đi khám ngay.

Khi trẻ đến thăm khám sẽ được các bác sĩ hỏi về tiền sử lúc sinh, tiền sử bệnh tật, tiền sử gia đình, tốc độ tăng trưởng chiều cao của trẻ. Tiếp theo, trẻ sẽ được thăm khám lâm sàng và đánh giá tình trạng tăng trưởng thông qua các chỉ số chiều cao, cân nặng, đối chiếu với các giá trị tham chiếu trên biểu đồ tăng trưởng. Trẻ cũng được chụp X - Quang xương bàn tay khi có chỉ định để được đánh giá tuổi xương. Những trường hợp nghi ngờ chậm tăng trưởng chiều cao sẽ được hướng dẫn các bước xử trí tiếp theo, bao gồm việc xét nghiệm máu để định lượng chính xác hormone tăng trưởng và một số hormone liên quan khác trong cơ thể.

Trẻ được khám tầm soát chậm tăng trưởng chiều cao tại BV Nguyễn Tri Phương.

Trẻ được khám tầm soát chậm tăng trưởng chiều cao tại BV Nguyễn Tri Phương.

Nhiều bậc phụ huynh khi thấy con chậm cao, có thói quen bổ sung bổ sung canxi hoặc thực phẩm dinh dưỡng cho trẻ. Thực tế, canxi có vai trò rất quan trọng đến sự phát triển của cơ thể ở mọi độ tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ. Trẻ trong giai đoạn phát triển chiều cao nên được bổ sung canxi tự nhiên từ nguồn thực phẩm (sữa, các chế phẩm từ sữa, đậu nành, các loại rau xanh, cá, hải sản,..); tránh việc tự ý sử dụng các thuốc canxi tổng hợp nếu không có chỉ định của bác sĩ. Nếu dư thừa có thể gây quá tải cho thận tăng nguy cơ sỏi niệu quản, sỏi thận; gây ức chế việc hấp thu các chất khác như sắt, kẽm… Riêng về dinh dưỡng nói chung thì dù ở độ tuổi nào trẻ cũng cần được bổ sung đúng và đủ chất. Tuy nhiên, nếu trẻ rơi vào trường hợp chậm cao do thiếu GH thì cần có phương pháp điều trị thích hợp chứ không chỉ dựa vào việc bổ sung canxi hay cải thiện dinh dưỡng.

Nếu không được điều trị, trẻ thiếu GH có chiều cao trung bình chỉ từ 135 - 145 cm, thấp hơn nhiều so với chiều cao tối đa có thể đạt được. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống sau này của trẻ mà còn có thể khiến tâm lý của trẻ bị ảnh hưởng vì sự mặc cảm, tự ti khi so với bạn bè đồng trang lứa.

Minh Thư
“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

5 tháng trước

“Nằm vo tròn như một thai nhi trong bụng mẹ, tôi cảm giác mình sắp chết, không còn chút hi vọng nào có thể sống sót để kể lại câu chuyện này cho bất kỳ ai”.
Trang bị kỹ năng sống cho học sinh để phát triển toàn diện

Trang bị kỹ năng sống cho học sinh để phát triển toàn diện

2 năm trước

Trong xu hướng giáo dục hiện nay không chỉ hướng vào mục tiêu tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, mà còn hướng đến mục tiêu phát triển đầy đủ và...
Giải pháp nào giúp trẻ ăn ngon miệng và phát triển toàn diện?

Giải pháp nào giúp trẻ ăn ngon miệng và phát triển toàn diện?

2 năm trước

Vấn đề dinh dưỡng, trong đó có tình trạng biếng ăn, suy dinh dưỡng ở trẻ là một trong những bài toán hóc búa mà các bậc cha mẹ thường xuyên phải đối mặt.
Chơi cùng con – Tương tác quan trọng nhất giúp trẻ phát triển toàn diện

Chơi cùng con – Tương tác quan trọng nhất giúp trẻ phát triển toàn diện

2 năm trước

Chơi cùng con có thể diễn ra khi đang cho trẻ ăn, khi thay quần áo hoặc tắm cho trẻ. Tất cả những thời khắc đó là cơ hội để tương tác và học hỏi giữa người lớn và trẻ nhỏ một cách...
Dinh dưỡng hợp lý giúp trẻ độ tuổi mầm non phát triển toàn diện

Dinh dưỡng hợp lý giúp trẻ độ tuổi mầm non phát triển toàn diện

2 năm trước

Độ tuổi mầm non, trẻ có sự phát triển ấn tượng cả về thể chất, trí tuệ, vận động. Việc xây dựng và chăm sóc chế độ dinh dưỡng hợp lý ở độ tuổi này có vai trò rất quan...
Giấc ngủ rất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện trẻ em

Giấc ngủ rất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện trẻ em

2 năm trước

Thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ có ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ cũng như thể chất của con người, đặc biệt là trẻ em.