THỨ BẨY, NGÀY 20 THÁNG 04 NĂM 2024 07:10

Trẻ đã nhiễm COVID-19 có cần tiêm vaccine?

16/03/2022 | 22:28
Đây là băn khoăn chung của nhiều bậc phụ huynh về việc tiêm vaccine hay không đối với những trẻ nhiễm COVID-19 và đã khỏi bệnh.

Chính phủ hiện nay đang có chỉ đạo khẩn trương tiếp nhận vaccine COVID-19 và thực hiện tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh băn khoăn về việc tiêm hay không tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ, nhất là trẻ đã nhiễm COVID-19 và khỏi bệnh.

Trao đổi về vấn đề này, TS. BS. Phạm Quang Thái, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng miền Bắc cho biết, ở giai đoạn trước, khi quan sát những chủng cũ, người ta đều nhận thấy virus rất thông minh. Nếu chỉ nhiễm virus thì miễn dịch để lại không được rõ nét và khả năng phòng chống những chủng biến đổi sẽ kém hơn. Vì vậy, các chuyên gia khuyên vẫn tiếp tục cần phải tiêm vaccine.

"Người ta cũng nhận thấy tiêm vaccine rồi nhiễm hoặc nhiễm rồi tiêm vaccine thì miễn dịch tạo ra rất mạnh, giúp cơ thể phòng chống được các chủng mới" - TS Thái cho biết thêm - "Cho đến bây giờ, tất cả các khuyến cáo từ CDC Hoa Kỳ, Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ và rất nhiều hiệp hội khác đều khuyến cáo rằng chúng ta vẫn phải tiêm vaccine".

TS. Thái cũng khẳng định, miễn dịch tạo ra bởi vaccine, kể cả trong trường hợp đã nhiễm COVID-19 rồi thì nó vẫn tốt hơn cho trẻ.

TS. BS. Phạm Quang Thái (trái) chia sẻ trong chương trình Café sáng.

TS. BS. Phạm Quang Thái (trái) chia sẻ trong chương trình Café sáng.

Cơ chế bảo vệ của vaccine đối với những trẻ đã nhiễm COVID-19?

Trước băn khoăn này của các bậc phụ huynh, TS. BS. Thái cho biết, virus lẩn tránh được hệ thống miễn dịch nên miễn dịch tạo ra nhiễm tự nhiên thực sự không tốt bằng. Nếu như cơ thể được thêm một lần nữa rèn luyện với vaccine thì miễn dịch cân bằng - tức là bao gồm cả miễn dịch qua trung gian tế bào và miễn dịch dịch thể.

Như vậy, cơ thể của trẻ sau này nếu như nhiễm các chủng khác, đặc biệt là những lần bị tấn công với lượng virus rất nhiều thì vẫn có thể chống đỡ được, đặc biệt điều quan trọng là giúp hạn chế nguy cơ của hậu COVID-19.

 
Theo vtv.vn
“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

5 tháng trước

“Nằm vo tròn như một thai nhi trong bụng mẹ, tôi cảm giác mình sắp chết, không còn chút hi vọng nào có thể sống sót để kể lại câu chuyện này cho bất kỳ ai”.
Trẻ em khỏi COVID-19 có nên tiêm vaccine không, bao lâu thì tiêm cho hiệu quả?

Trẻ em khỏi COVID-19 có nên tiêm vaccine không, bao lâu thì tiêm cho hiệu quả?

2 năm trước

Theo khuyến cáo, dù đã khỏi COVID-19, trẻ từ 5 - 11 tuổi vẫn nên tiêm vaccine để giảm nguy cơ tái nhiễm và mắc bệnh nặng.
WHO công bố ba triệu chứng hậu Covid-19 phổ biến

WHO công bố ba triệu chứng hậu Covid-19 phổ biến

2 năm trước

Tiến sĩ Janet Diaz, Trưởng nhóm Quản lý lâm sàng, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chia sẻ ba triệu chứng hậu Covid-19 phổ biến nhất là mệt mỏi, khó thở và rối loạn chức năng nhận thức.
Sai lầm khi điều trị Covid-19 cho trẻ có thể làm hỏng hệ tiêu hóa

Sai lầm khi điều trị Covid-19 cho trẻ có thể làm hỏng hệ tiêu hóa

2 năm trước

Cha mẹ tự ý dùng corticoid cho con có thể mang đến nhiều tác dụng phụ như ảnh hưởng hệ tiêu hóa, nội tiết và sự phát triển của bé.
Thần tốc tiêm phủ vaccine phòng COVID-19 mũi 3

Thần tốc tiêm phủ vaccine phòng COVID-19 mũi 3

2 năm trước

Bộ Y tế đề nghị các địa phương tăng cường tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, trong đó đẩy mạnh và thần tốc hơn vữa việc tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên.