THỨ SÁU, NGÀY 26 THÁNG 04 NĂM 2024 07:57

Trẻ em bị cong vẹo cột sống có xu hướng gia tăng

19/03/2022 | 06:57
Cong vẹo cột sống là căn bệnh rất phổ biến trong độ tuổi học đường với khoảng 7-15% học sinh mắc bệnh. Tình trạng này ở trẻ em có thể giảm đến mức tối đa 90% nếu được điều trị sớm và phù hợp. Do đó, cha mẹ cần nhận biết sớm các triệu chứng để có những can thiệp, chữa trị kịp thời.
Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Cong vẹo cột sống ở trẻ em là tình trạng cột sống cong về một phía, có thể cong về bên phải hoặc bên trái. Mức độ cong vẹo cột sống có thể từ vừa đến nặng. Cong vẹo cột sống chủ yếu ảnh hưởng đến phần ngực hoặc phần thắt lưng.

Cột sống ở người bình thường có độ uốn cong tự nhiên để phân phối đều lực và sức nặng của cơ thể. Tuy nhiên, trong tật cong vẹo cột sống, cột sống bị cong hẳn sang hai bên của trục cơ thể và các thân đốt sống bị vẹo theo trục của mặt phẳng ngang, khác với tình trạng ưỡn hoặc gù là biến dạng của cột sống theo trục trước sau.

Cong vẹo cột sống gây nhiều biến chứng nguy hiểm và làm giảm khả năng lao động, học tập cũng như chất lượng sống sau này của trẻ.

Cần nhận biết sớm triệu chứng cong vẹo cột sống

Cong vẹo cột sống là vấn đề cần được quan tâm hơn nữa, bởi tỷ lệ mắc chiếm 5% dân số, trong đó 2% cần được điều trị. Ở lứa tuổi học đường, có khoảng 7-15% học sinh mắc bệnh này.

Một số nguyên nhân dẫn tới cong vẹo cột sống như: Cong vẹo cột sống bẩm sinh; Chấn thương cột sống; Bệnh về cơ (loạn dưỡng cơ, thoái hóa cơ tủy, nhược cơ,...); Bệnh hệ thần kinh (bại não, u xơ thần kinh, bệnh tủy sống, viêm đa rễ thần kinh,...); Tư thế ngồi học sai cách; Chiều dài hai chân không đều nhau. 

Bên cạnh đó, còn có yếu tố nguy cơ dẫn tới triệu chứng cong vẹo cột sống ở trẻ em đó là độ tuổi, giới tính và yếu tố gen.

Về độ tuổi: Triệu chứng cong vẹo cột sống thường xuất hiện vào thời điểm trẻ tăng trưởng đột ngột và thường xảy ra ngay trước tuổi dậy thì.

Giới tính: Bé gái thường có nguy cơ mắc triệu chứng cong vẹo cột sống nặng hơn bé trai.

Yếu tố gen: Nếu bố mẹ đã từng bị cong vẹo cột sống ở độ tuổi vị thành niên, thì con cái cũng sẽ có nguy cơ xuất hiện triệu chứng cong vẹo cột sống cao hơn. 

Cha mẹ cần chú ý tư thế ngồi học của để tránh những hệ lụy liên quan đến cong vẹo cột sống.

Cha mẹ cần chú ý tư thế ngồi học của để tránh những hệ lụy liên quan đến cong vẹo cột sống.

Cha mẹ cần nhận biết sớm các triệu chứng cong vẹo cột sống để có những can thiệp, chữa trị kịp thời. Tình trạng cong vẹo cột sống ở trẻ em có thể giảm đến mức tối đa 90% nếu được điều trị sớm và phù hợp. Khi thấy trẻ xuất hiện những dấu hiệu như: Hai vai bị lệch, không cao bằng nhau; Đầu của trẻ không ở chính giữa mà hơi nghiêng sang một bên; Một trong hai bên bả vai nhìn rõ hơn so với bên còn lại; Trẻ không mặc vừa các loại quần áo; Trẻ thường bị gầy hơn ở một bên cơ thể; Hai chân trẻ có độ dài không bằng nhau; Một trong hai bên hông có thể sẽ nhô lên cao hơn so với bên còn lại; Xương sườn có độ dài không đều nhau… cha mẹ cần đưa trẻ tới các bệnh viện chuyên khoa hay các khoa cột sống của các bệnh viện để khám và điều trị càng sớm càng tốt.

Biến chứng nguy hiểm của cong vẹo cột sống

Cong vẹo cột sống ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ em, bởi những biến chứng của bệnh gây tổn thương cả thể chất và tâm lý trẻ.

Tổn thương phổi và tim: Đa số các trường hợp cong vẹo cột sống nghiêm trọng khi khung xương sườn biến dạng có thể đè lên phổi và tim gây tổn thương. Khi lồng ngực ép vào phổi, người bệnh sẽ thấy khó thở hơn bình thường và nếu lồng ngực ép vào tim sẽ cản trở việc bơm máu của tim.

Đau lưng, viêm khớp: Những trẻ bị cong vẹo cột sống nhiều khả năng sẽ bị đau lưng, viêm khớp mãn tính khi lớn lên, ảnh hưởng đến chất lượng sống.

Tổn thương về tâm lý: Cong vẹo cột sống nặng dẫn đến các biến dạng về khung xương (eo, hông và vai bị lệch), dáng người có thể bất thường, lệch sang một bên khiến trẻ mặc cảm và tự ti về ngoại hình của mình.

Khám cột sống cho trẻ em. Ảnh TM

Khám cột sống cho trẻ em. Ảnh TM

Phòng bệnh bằng cách nào?

Phòng ngừa và phát hiện sớm cong vẹo cột sống ở trẻ em rất quan trọng, bởi độ tuổi này bệnh có thể tiến triển rất nhanh nhưng đồng thời cũng dễ điều chỉnh nhất vì lúc này hệ thống xương khớp của trẻ còn mềm dẻo. Nhiều khảo sát cho thấy, trẻ em bắt đầu tiếp nhận điều trị trước khi đường cong đạt đến 20 độ có thể giảm xuống dưới 10 độ.

Một số cách phòng ngừa cha mẹ cần lưu ý:

Ðảm bảo trẻ ngồi học đúng tư thế: Khi ngồi hai bàn chân được đặt ngay ngắn, vững chắc trên sàn, giữa cẳng chân và đùi tạo thành 1 góc tối ưu là 90 độ (dao động trong khoảng 75-105 độ), lưng có thể tựa vào tựa lưng của ghế để tăng thêm điểm tựa, thân thẳng, đầu và cổ hơi ngả về phía trước, hai tay để ngay ngắn trên mặt bàn.

Không mạng cặp sách quá nặng: Trọng lượng cặp sách không nên vượt quá 10% trọng lượng cơ thể. Không nên xách cặp hoặc đeo cặp một bên vai mà phải đeo cặp trên hai vai.

Duy trì chế độ học tập, sinh hoạt khoa học: Không nên ngồi học, xem tivi hay máy tính quá lâu. Giữa các giờ học (khoảng 35-45 phút) học sinh phải có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, tập luyện thể dục thể thao tăng cường sức khỏe.

Ðảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý: Các bữa ăn cần đa dạng về giá trị dinh dưỡng đặc biệt các thực phẩm có nhiều canxi và vitamin D.

Khám phát hiện cong vẹo cột sống định kỳ: Khám phát hiện cong vẹo cột sống định kỳ tại cơ sở y tế giúp phát hiện sớm các trường hợp cong vẹo cột sống để có thể xử trí và có biện pháp phòng ngừa kịp thời.

Cách đơn giản cha mẹ có thể kiểm tra tại nhà cho trẻ

Kiểm tra khi cúi gập người: Hãy cho trẻ đứng thẳng người, sau đó từ từ uốn cong thắt lưng, hai tay cố gắng chạm vào mũi chân. Quan sát từ phía trước và sau xem một bên xương sườn, lưng dưới và hông có cao hơn bên còn lại hay không.

Kiểm tra khi đứng thẳng người: Hãy cho trẻ đứng thẳng người, quan sát từ 3 phía: trước, sau và bên hông, trẻ bị vẹo cột sống sẽ có dấu hiệu lưng cong bất thường, lệch vai.

Kiểm tra quần áo: Đôi khi quần áo của trẻ bạn là chứng cứ đầu tiên cho thấy đường cong ở cột sống. Hãy thường xuyên chú ý ống quần của trẻ có bị dài ngắn không đều hay không, hoặc một bên tay áo trông có ngắn hơn bên còn lại hay không.

Quan sát tư thế khi bước đi: Nên quan sát tư thế khi trẻ bước đi, nếu cơ thể nghiêng về một bên hoặc chân thấp chân cao, rất có thể cột sống của trẻ đã bị vẹo.

Nam Anh
“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

5 tháng trước

“Nằm vo tròn như một thai nhi trong bụng mẹ, tôi cảm giác mình sắp chết, không còn chút hi vọng nào có thể sống sót để kể lại câu chuyện này cho bất kỳ ai”.
Múa rối trở lại thu hút khán giả nhí

Múa rối trở lại thu hút khán giả nhí

2 năm trước

Sau thời gian dài ngắt quãng vì dịch Covid-19, từ Tết Nguyên đán đến nay, các sân khấu trên cả nước đang “hồi sinh” với hàng loạt chương trình biểu diễn nghệ thuật hấp dẫn. Đặc...
Công an làm việc với bảo mẫu bạo hành cháu bé 11 tháng tuổi ở Bình Định

Công an làm việc với bảo mẫu bạo hành cháu bé 11 tháng tuổi ở Bình Định

2 năm trước

Công an phường Trần Quang Diệu, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định cho biết, liên quan clip bảo mẫu đánh trẻ nhỏ mà mạng xã hội đăng tải, công an phường đã làm việc với bảo mẫu và gia đình...
Biến bãi rác thành sân chơi

Biến bãi rác thành sân chơi

2 năm trước

Câu chuyện không tưởng biến bãi rác thành sân chơi đã trở thành hiện thực tại khu vực ven sông Hồng thuộc 2 phường Phúc Tân và Chương Dương (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Những khu đất...