THỨ SÁU, NGÀY 19 THÁNG 04 NĂM 2024 09:50

Trẻ em dễ suy giảm thị lực trong thời gian giãn cách

17/10/2021 | 12:15
Dịch bệnh Covid-19 kéo dài, trẻ em thường xuyên sử dụng thiết bị điện tử để học online, giải trí. Để bảo vệ thị lực cho trẻ, ngăn ngừa các tật khúc xạ, mỗi gia đình cần chủ động tạo cho trẻ những thói quen tốt.

Ảnh hưởng mắt khi châm chú vào màn hình

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, trẻ em không có nhiều cơ hội vui chơi ngoài trời. Việc giải trí và học tập của các em xoay quanh chiếc điện thoại, máy tính, máy tính bảng tại nhà. Khi sử dụng các thiết bị điện tử, mắt trẻ em phải tập trung vào màng hình ở khoảng cách rất gần. Nếu tình trạng này kéo dài, trẻ em dễ gặp các triệu chứng khô mắt, đau đầu, nhìn mờ, mỏi mắt. Ánh sáng xanh từ màn hình LED là nguyên nhân khiến mắt nhanh mỏi, hại mắt.

Chị Nguyễn Thị Kim Chi (SN 1988) ngụ phường Tân An, TP. Buôn Ma Thuột cho biết, trong thời gian giãn cách khi chưa đến khai giảng năm học mới, cháu Diễm nhà tôi hay mượn điện thoại của bà để xem. Dần dần cháu rất thích điện thoại di động, bởi điện thoại kết nối Internet là một thế giới phong phú, nhiều màu sắc, rất nhiều chương trình mới mẻ. Thời gian cháu xem điện thoại nhiều đã làm tăng độ tật khúc xạ mà trước đây cháu đã bị. Tôi và bà lên kế hoạch dành thời gian chơi với cháu, dẫn đi dạo, tập thể dục, làm món ăn mà cháu yêu thích và tối đến trước khi đi ngủ đọc truyện cho cháu nghe. Đến khai giảng học mới, cháu online nên mẹ đồng hành cùng con, dần hướng cháu đến thói quen sinh hoạt lành mạnh. Giờ việc học tập, giải trí của cháu đã vào nền nếp.

Các bác sỹ chuyên khoa mắt cho rằng, thời gian gần đây phần lớn trẻ em nhìn màn hình trong thời gian dài dẫn tới nguy cơ gây cân thị và tăng độ nhanh hơn ở trẻ em. Trong đại dịch Covid-19, tình trạng cận thị ở học sinh đã trở nên phổ biến hơn tại nhiều quốc gia. Do đó, các bậc phụ huynh cần sớm có biện pháp bảo vệ mắt cho con trẻ, ngăn ngừa các tật khúc xạ trở nặng trong mùa dịch.

Giải pháp bảo vệ mắt cho trẻ em

Để đề phòng tình trạng trẻ em “nghiện” các thiết bị điện tử, các chuyên gia khuyên phụ huynh cần đặt ra quy định sử dụng điện thoại, máy tính. Với trẻ lớn phải học tập online trong mùa dịch, cha mẹ nên khuyến khích trẻ dùng thiết bị điện tử ở mức độ vừa phải. Khi ngồi học online, trẻ thường có thói quen rướn cổ về phía trước hay gù lưng để nhìn rõ hơn. Tư thế ngồi không tự nhiên này không chỉ ảnh hưởng đến thị lực mà còn gây đau cổ vai gáy nếu trẻ học trong thời gian dài. 

Chị Huỳnh Thị Kim Kha -  Giáo viên một trường THCS cho biết, trong thời gian giãn cách, chị ở nhà chơi và hướng dẫn con học. Chị chú trọng đến tư thế con ngồi, giữ khoảng cách ít nhất 50cm với các thiết bị điện tử. Bàn học của con cũng được sắp xếp khoa học, sao cho màn hình không bị lóa, độ sáng vừa đủ. Máy tính đặt vừa tầm mắt để trẻ không phải ngước lên quá lâu, bật chế độ thiết bị giảm ánh sáng xanh phát ra từ màn hình. Sợ con sẽ có vấn đề về thị lực, chị khuyến khích con cho mắt nghỉ ngơi giữa các tiết học online kéo dài, động viên con nên dành thời gian giải lao, tham gia hoạt động ngoài trời để mắt điều tiết về trạng thái bình thường.

Học sinh học trực tuyến tại nhà.

Học sinh học trực tuyến tại nhà.

Theo các chuyên gia, trẻ dưới 2 tuổi không nên tiếp xúc với các thiết bị màn hình. Trẻ 3-5 tuổi chỉ nên nhìn vào màn hình điện thoại, máy tính không quá 1 tiếng/ngày. Trẻ ở độ tuổi này nên sử dụng đồ chơi, học vẽ hoặc đọc sách, phụ huynh hướng dẫn cháu sau 20 phút nhìn vào màn hình, trẻ nên phóng tầm mắt ra xa (ít nhất 6m) trong vòng 20 giây. Quy tắc này giúp mắt được thả lỏng, hạn chế tình trạng nhức mỏi.

Cha mẹ có thể nhắc trẻ nháy mắt thường xuyên khi xem điện thoại, máy tính để mắt không bị khô. Bổ sung chế độ dinh dưỡng cân bằng không chỉ đảm bảo sự phát triển của trẻ mà còn hỗ trợ bảo vệ thị lực. Những dưỡng chất cần thiết cho mắt gồm: Omega-3, lutein, zeaxanthin, kẽm, vitamin A, C và E có thể đến từ bữa ăn hàng ngày hoặc thực phẩm chức năng. Phụ huynh nên khuyến khích trẻ ăn đa dạng các loại rau lá xanh đậm, cá béo, trứng, cà rốt, khoai lang, hoa quả họ cam chanh, rau củ màu cam và xanh đậm chứa nhiều lutein và zeaxanthin cần thiết cho mắt.

Ngoài ra, các chuyên gia còn khuyến cáo, phụ huynh có thể tham khảo ý kiến bác sỹ về thực phẩm bổ sung omega-3, lutein và zeaxanthin. Trẻ nên sử dụng thực phẩm chức năng ở liều lượng phù hợp với độ tuổi. Không tự ý cho trẻ dùng thuốc nhỏ mắt, nước mắt nhân tạo khi chưa có hướng dẫn của bác sỹ.

Lê Nhuận
“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

5 tháng trước

“Nằm vo tròn như một thai nhi trong bụng mẹ, tôi cảm giác mình sắp chết, không còn chút hi vọng nào có thể sống sót để kể lại câu chuyện này cho bất kỳ ai”.
1.000 ngày đầu đời quyết định sự phát triển của trẻ em

1.000 ngày đầu đời quyết định sự phát triển của trẻ em

2 năm trước

Từ lúc thụ thai đến khi trẻ được 2 tuổi là 1.000 ngày vàng đầu đời rất quan trọng, quyết định cho sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ em. Giai đoạn này trẻ được nuôi...
Không chủ quan với sốt xuất huyết ở trẻ em

Không chủ quan với sốt xuất huyết ở trẻ em

2 năm trước

Sốt xuất huyết thường xảy ra vào thời điểm mùa mưa (khoảng đầu tháng 7 đến tháng 11 hằng năm) vì đây là thời gian thuận lợi cho muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết sinh sản và...
Sẽ ban hành hướng dẫn tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em từ 12 đến dưới 18 tuổi

Sẽ ban hành hướng dẫn tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em từ 12 đến dưới 18 tuổi

2 năm trước

Chiều 11/10, Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành nhằm đánh giá công tác tiêm vaccine phòng Covid-19. Cuộc họp được chủ trì bởi Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân...
Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm tới vaccine cho trẻ em

Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm tới vaccine cho trẻ em

2 năm trước

Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm tới việc sớm tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em dưới 18 tuổi là khẳng định của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại buổi tiếp xúc cử tri ở...