THỨ BẨY, NGÀY 20 THÁNG 04 NĂM 2024 02:32

Trẻ nhập viện ở Sài Gòn tăng do thời tiết "sáng lạnh trưa nóng"

15/03/2023 | 14:57
Số trẻ điều trị hô hấp tại các bệnh viện ở TP HCM tăng 20-100% so với đầu năm, nguyên nhân được cho là chênh lệch nhiệt độ giữa sáng và trưa, kéo dài từ trước Tết đến nay.

Khu vực chờ khám tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 đông nghẹt, ngày 14/3. Tiếng trẻ khóc, cười vang khắp nơi.

Ôm con gái 11 tháng tuổi đang ngủ say chờ đến lượt khám, chị Hiền (ngụ Tiền Giang) cho biết cả tuần nay bé ho nhiều về đêm và sáng sớm khi trời se lạnh, thở nhanh, co rút, khám uống thuốc mãi không khỏi. Vợ chồng chị xin nghỉ ngày đầu tuần để đưa con lên Sài Gòn khám. "Chúng tôi đi từ sáng sớm, hy vọng bác sĩ điều trị con khỏe lại, chứ ho suốt thế này xót quá", chị nói.

Ngồi cách mẹ con chị Hiền một băng ghế, anh Hoàng (ngụ Tân Phú, TP HCM) đưa hai con trai 5 tuổi và 3 tuổi đi khám. Bé lớn ốm đầu tiên, sốt, ho và sổ mũi, phải nghỉ học. Vài hôm sau đến lượt bé nhỏ ốm, triệu chứng tương tự. Vợ chồng anh chăm hai đứa con bệnh cũng bắt đầu bệnh theo. "Thời tiết năm nay khó chịu quá, người lớn còn dễ bệnh huống hồ gì con nít", anh Hoàng chia sẻ.

Đông bệnh nhân cùng người nhà chờ ở khu vực khám, Bệnh viện Nhi Đồng 1, ngày 14/3. Ảnh: Mỹ Ý

Đông bệnh nhân cùng người nhà chờ ở khu vực khám, Bệnh viện Nhi Đồng 1, ngày 14/3. Ảnh: Mỹ Ý

Hồi cuối tháng 2, Trung tâm Y tế quận Bình Thạnh ghi nhận tình trạng học sinh hai Trường THCS Lê Văn Tám và Lam Sơn nghỉ học vì bệnh hoặc xuống phòng y tế khám do sốt, mệt tăng nhanh đột biến. Triệu chứng chính của các em là đau họng, sốt, mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt. 10-15% trường hợp kèm tiêu chảy, buồn nôn, nôn. Các bác sĩ nhận định nguyên nhân gây bệnh là nhiễm siêu vi hô hấp.

Bác sĩ Lê Bình Bảo Tịnh, Phó khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi Đồng 1, cho biết năm nay thời tiết thay đổi thất thường không chỉ tại TP HCM mà còn ở các tỉnh thành khác phía Nam. Đây là điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn dễ dàng sinh sôi, gây bệnh. Chênh lệch nhiệt độ trong ngày khiến cơ thể không kịp thích nghi, nhất là trẻ em sức đề kháng yếu nên vi khuẩn, virus càng dễ xâm nhập.

Như tại khoa Hô hấp, số bệnh nhi tăng 20-25% so với cùng kỳ các năm trước dịch. Bệnh nhi chủ yếu bị hen suyễn, viêm phổi. Trong đó, có những ca viêm phổi nặng, biến chứng viêm phổi hoại tử, áp xe phổi, thời gian điều trị bằng kháng sinh kéo dài.

Tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, những tuần gần đây luôn có hơn 180 trẻ điều trị nội trú. Ngày cuối tuần bệnh viện chưa kịp cho bệnh nhi xuất viện, con số này lên đến 200 hoặc hơn. Bác sĩ Đoàn Thị Thanh Hồng, khoa Hô hấp 1, cho biết số bệnh nhi hiện tăng gấp đôi so với thời điểm sau Tết. Mỗi ngày, khoa tiếp nhận thêm 25-30 bệnh nhi nội trú mới.

"Số bệnh nhi tăng nhưng chưa đến mức quá tải như những lúc cao điểm vào tháng 8-10 hằng năm", bác sĩ Hồng nói, thêm rằng ngoài yếu tố bất thường về thời tiết năm nay, sau Tết trẻ đi học lại, thay đổi môi trường sinh hoạt nên dễ mắc những bệnh đường hô hấp và biến chứng nặng.

Dự báo số bệnh nhi tăng lên dẫn đến số ca nặng tăng theo, các bác sĩ đang theo dõi các điểm bất thường so với diễn tiến bệnh hằng năm. "Gần đến giao mùa nên phụ huynh cần chú ý trong việc chăm sóc trẻ", bác sĩ Tịnh khuyến cáo.

 Bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 2 khám cho một bệnh nhi hô hấp, ngày 14/3. Ảnh: Mỹ Ý

Bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 2 khám cho một bệnh nhi hô hấp, ngày 14/3. Ảnh: Mỹ Ý

Các bác sĩ khuyến cáo phụ huynh cần ổn định sinh hoạt của trẻ như cho uống đủ nước, ngủ đủ giấc, vệ sinh mũi họng, giữ ấm cho trẻ khi đi đường. Tránh để trẻ tiếp xúc không khí lạnh hoặc nhiệt độ thay đổi đột ngột. Khi đi nắng về không vào máy lạnh ngay vì nhiệt độ cơ thể trẻ sẽ khó thích nghi được với môi trường. Đeo khẩu trang khi ra đường vừa tránh gió, bụi, vừa giảm nguy cơ lây nhiễm khi tiếp xúc với trẻ hay người lớn đang bị bệnh hô hấp. Trẻ sốt ho, sổ mũi nên đưa đến cơ sở y tế khám và điều trị, không nên để lâu tránh biến chứng nặng hơn.

Theo vnexpress.net
“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

5 tháng trước

“Nằm vo tròn như một thai nhi trong bụng mẹ, tôi cảm giác mình sắp chết, không còn chút hi vọng nào có thể sống sót để kể lại câu chuyện này cho bất kỳ ai”.
Trẻ nguy kịch do uống oresol đậm đặc và khuyến cáo của chuyên gia

Trẻ nguy kịch do uống oresol đậm đặc và khuyến cáo của chuyên gia

1 năm trước

Oresol là dung dịch bù nước rất hiệu quả cho các trường hợp sốt cao, tiêu chảy, mất nước… Tuy nhiên, việc pha không đúng liều lượng có thể dẫn đến những hậu quả vô cùng nguy...
Dàn diễn viên “Biệt đội rất ổn” xuất hiện đầy khí chất cùng NSND Bạch Tuyết

Dàn diễn viên “Biệt đội rất ổn” xuất hiện đầy khí chất cùng NSND Bạch Tuyết

1 năm trước

Phim điện ảnh “Biệt đội rất ổn” vừa ra mắt trailer chính thức. Từ các thông tin đầu tiên về dự án, “Biệt đội rất ổn” khiến khán giả tò mò bởi màu sắc vui vẻ, hài hước...
Phát hiện con yêu sớm, cha mẹ nên làm gì?

Phát hiện con yêu sớm, cha mẹ nên làm gì?

1 năm trước

Mắng mỏ, cấm đoán, thậm chí dùng những biện pháp mạnh để cắt đứt tình yêu học trò của con là cách nhiều cha mẹ thường làm. Tuy nhiên, theo chuyên gia tâm lý, cách xử lý này không mang...
Hà Nội yêu cầu bảo mật thông tin tăng cường phối hợp giữa nhà trường và gia đình

Hà Nội yêu cầu bảo mật thông tin tăng cường phối hợp giữa nhà trường và gia đình

1 năm trước

Chiều 14/3, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã có văn bản số 677/SGDĐT-CTTT-KHCN gửi các cơ sở giáo dục trực thuộc về việc cảnh giác với thủ đoạn sử dụng mạng viễn thông để...