THỨ BẨY, NGÀY 27 THÁNG 04 NĂM 2024 04:48

Trẻ tìm ai để được hỗ trợ khi bị quấy rối tình dục?

08/03/2022 | 15:22
Những ngày gần đây, Ngô Hoàng Anh - một người trẻ tiêu biểu “Forbes U30” bị tố quấy rối tình dục (QRTD) đã khiến dư luận rất quan tâm. Nạn nhân trong vụ việc chủ yếu là các em học sinh - “thế hệ đàn em” của Ngô Hoàng Anh. Điều đáng nói, trước đây những tố cáo này của các em đã bị gạt đi, xoa dịu với sự thuyết phục: “chắc chỉ đùa thôi…”. Vì vậy, nhiều em đã không biết tìm ai để được hỗ trợ, chia sẻ khi bị QRTD.
ba Loan

Về vấn đề này, bà Trần Thị Bích Loan, Phó Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới (Bộ LÐ-TB&XH) cho rằng, xã hội vẫn nhìn nhận việc em gái/phụ nữ bị nam giới đụng chạm, trêu ghẹo là chuyện khá bình thường. Dân gian ta hay có câu cửa miệng “Làm hoa cho người ta hái, làm con gái cho người ta trêu”. Ðiều này thể hiện rất rõ định kiến giới đang còn tồn tại khá phổ biến trong xã hội của chúng ta và do đó nó là nguyên nhân dẫn đến “bình thường hoá” việc nam giới có hành vi bạo lực hay QRTD phụ nữ.

Bất bình đẳng giới dẫn đến tình trạng đổ lỗi cho nạn nhân vẫn còn khá phổ biến ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Ðã có không ít trường hợp sau khi tố giác người có hành vi QRTD, nạn nhân bị tổn thương sâu sắc hơn khi tiếp tục bị sự công kích, “đổ lỗi” từ phía công luận kiểu như “phải như thế nào mới bị như thế chứ?” hay “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”. Ðiều này làm cho nạn nhân lo sợ, không dám lên tiếng và âm thầm chịu đựng. Như vậy, vụ việc sẽ không được đưa ra ánh sáng, người có hành vi sai trái không bị xử lý và tiếp tục làm điều đó với những người khác.

Khi bị QRTD nhưng không dám chia sẻ với ai, âm thầm chịu đựng (vì mặc cảm, xấu hổ, sợ bị thị phi, kỳ thị và bị ám ảnh trong thời gian dài); hoặc lúc nói ra việc mình bị QRTD lại tiếp tục phải chịu sự công kích, “đổ lỗi” từ cộng đồng (chúng ta gọi là bạo lực thứ cấp/bạo lực lần thứ 2) sẽ rất dễ làm cho các em rơi vào trạng thái khủng hoảng tâm lý, stress và có thể dẫn đến những suy nghĩ, hành động tiêu cực trong cuộc sống sau này.

Ở các nước phát triển, những người bị bạo hành, QRTD, xâm hại tình dục thường sẽ có sự hỗ trợ điều trị tâm lý từ bác sỹ, chuyên gia tâm lý trong một thời gian dài, giúp nạn nhân nói ra được những điều không dễ dàng chia sẻ với người khác, giải tỏa tâm lý và tìm được các cách thức phù hợp để vượt qua giai đoạn khủng hoảng, ổn định cuộc sống.

Ở Việt Nam, dịch vụ tư vấn tâm lý nói chung hay tư vấn tâm lý cho những người bị bạo lực, quấy rối, xâm hại tình dục còn chưa phổ biến, chưa sẵn có. Tuy nhiên, Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111 là nơi các em có thể tin tưởng liên hệ để được tư vấn một cách thuận lợi, dễ dàng nhưng cũng đảm bảo tính riêng tư, bí mật, an toàn.

Bà Trần Thị Bích Loan chia sẻ, nội dung giáo dục về giới tính trong nhà trường hiện nay mới cung cấp các kiến thức rất cơ bản thông qua môn sinh học. Thầy cô thường chỉ giảng dạy ở mức độ vừa phải, “bám” giáo trình mà ít có sự trao đổi, tương tác giữa thầy cô và học sinh một cách cởi mở về chủ đề này theo đúng nghĩa khoa học và giáo dục. Về phía học sinh, đa phần các em tỏ ra ngại ngùng, không thoải mái khi đề cập trực tiếp tới chủ đề này, trong khi thực tế có thể các em đã tiếp xúc với các thông tin, hình ảnh từ sách báo, mạng xã hội... Do vậy, các luồng thông tin chính thức, cần trao đổi cởi mở dường như đang bị “đóng khung”, trong khi các luồng thông tin khác không được kiểm chứng, không đảm bảo tính an toàn thì lại thu hút sự tò mò của các em.

Ngô Hoàng Anh, người được Forbes Việt Nam vinh danh tại hạng mục Under 30 
bị tố quấy rối tình dục. Ảnh chụp màn hình

Ngô Hoàng Anh, người được Forbes Việt Nam vinh danh tại hạng mục Under 30 bị tố quấy rối tình dục. Ảnh chụp màn hình

Trước tình hình thực tiễn cuộc sống hiện nay, giáo dục về giới tính cần sớm được đưa vào giảng dạy chính thức ở các cấp học và nên bắt đầu ngay từ khi các em còn nhỏ với lượng kiến thức phù hợp, giúp các em nhận biết được các mối nguy cơ và cách phòng tránh từ môi trường sống xung quanh, biết cách bảo vệ mình một cách tốt nhất.

Trong thời gian qua, thông qua việc triển khai các chương trình, đề án, dự án về phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, Bộ LÐ-TB&XH và một số cơ quan, tổ chức đã triển khai thí điểm mô hình “Trường học an toàn, thân thiện và không bạo lực”, trong đó bao gồm việc triển khai Phòng tham vấn học đường, nhằm giúp học sinh không phải một mình đối mặt với các vấn đề khó khăn trong trường học. Một số trường học đã có cách làm sáng tạo để thu hút học sinh tới tham vấn, giúp thầy cô, cha mẹ kịp thời nắm bắt thông tin và giúp các em xử lý vấn đề một cách tốt nhất. Chủ trương về việc thành lập “Phòng tham vấn học đường” đã có, mong rằng chủ trương đúng đắn này sẽ sớm đi vào cuộc sống. Tất cả học sinh, sinh viên sẽ sớm được tiếp cận với dịch vụ trợ giúp tâm lý, xã hội chất lượng trong trường học bất cứ lúc nào các em cần, để mỗi em được lớn lên an toàn về thể chất, tinh thần, tự tin lên tiếng để nhận được sự trợ giúp từ người lớn và cơ quan có trách nhiệm.

Ngoài việc trang bị các kiến thức về giới tính, sức khỏe sinh sản, cần trang bị các kiến thức, kỹ năng để phòng tránh QRTD ở các không gian khác nhau như trường học, nơi làm việc hay nơi công cộng. Các em cần được trang bị các kỹ năng ứng phó với các tình huống xảy ra để biết cách “thoát hiểm an toàn”.

Thảo Vân
Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

5 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...
Thanh Hóa trao sổ tiết kiệm và tiền hỗ trợ cho trẻ bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19

Thanh Hóa trao sổ tiết kiệm và tiền hỗ trợ cho trẻ bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19

2 năm trước

Các cháu mồ côi cha hoặc mẹ do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa mới đây đã được Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Thanh Hóa trao sổ tiết kiệm và tiền hỗ trợ.
Tỷ lệ mổ đẻ tại Việt Nam ngày càng gia tăng

Tỷ lệ mổ đẻ tại Việt Nam ngày càng gia tăng

2 năm trước

Một cảnh báo từ Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết, tỷ lệ mổ đẻ tại Việt Nam đang ngày càng gia tăng, chiếm gần 50% và gia tăng nhiều hơn tại các bệnh viện sản tuyến cuối.
Cắm thìa kim loại vào ổ điện, bé trai 7 tuổi đã tử vong

Cắm thìa kim loại vào ổ điện, bé trai 7 tuổi đã tử vong

2 năm trước

Ngày 6/3, Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) tiếp nhận cấp cứu trường hợp bệnh nhi 7 tuổi, trú tại TP. Hạ Long, Quảng Ninh. Trước đó, bệnh nhi được phát hiện bất tỉnh sau điện giật do...