THỨ SÁU, NGÀY 19 THÁNG 04 NĂM 2024 04:22

Trẻ tự kỷ cần sự đồng hành và tin tưởng

22/10/2021 | 06:03
Khi biết con bị mắc các chứng bệnh tự kỷ, rất nhiều cặp vợ chồng rơi vào trạng thái hoảng loạn, bất an, xấu hổ, cảm thấy cuộc sống phía trước thật đen tối. Làm sao giúp con mình hết bệnh? Tương lai con sẽ thế nào?... Là những câu hỏi mà phụ huynh có con mắc chứng tự kỷ luôn băn khoăn.
Buổi học tại Trung tâm giáo dục cộng đồng TP Hà Giang. Ảnh N. Biên

Buổi học tại Trung tâm giáo dục cộng đồng TP Hà Giang. Ảnh N. Biên

Những năm gần đây, số lượng trẻ em mắc hội chứng tự kỷ ngày càng tại Việt Nam. Tuy nhiên, nhận thức của nhiều gia đình, cộng đồng, xã hội về căn bệnh này còn nhiều thiếu sót, gây khó khăn cho trẻ tự kỷ trong việc tiếp cận các quyền và lợi ích của trẻ em. 

Tự kỷ không phải là dấu chấm hết

Theo chuyên gia tâm lý Vũ Hoài Sơn, dạy trẻ tự kỷ việc phải hết sức kiên trì. Nếu không đủ kiên trì và niềm tin để chờ đợi đến ngày thấy được hiệu quả của một phương pháp giáo dục áp dụng với trẻ tự kỉ thì cha mẹ sẽ thấy cơ hội tiến triển của trẻ rất ít. Nhưng cứ đi rồi có ngày sẽ tới. Thực tế đã cho thấy, trẻ bị tự kỷ không phải là dấu chấm hết mà là một dấu chấm hỏi: Con sẽ bộc lộ những khả năng gì và như thế nào?

Greta Thunberg đang là cái tên thu hút sự chú ý trong giới các nhà hoạt động bảo vệ môi trường. Với khả năng diễn thuyết trước các nhà lãnh đạo tại Hội nghị biến đổi khí hậu Liên hợp quốc do Ủy ban Liên hợp quốc về Quyền trẻ em tổ chức vào tháng 9/2019, danh tiếng của Greta được mọi người biết đến nhiều hơn. Greta Thunberg trở thành biểu tượng của giới trẻ toàn cầu trong cuộc chiến bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu và ủng hộ các hoạt động bảo vệ trẻ em trước đại dịch Covid-19.

Sinh năm 2003 tại Stockholm (Thuỵ Điển), Greta Thunberg từng tự tả mình trên Tweeter vào năm 2018: "Tôi 15 tuổi, tôi đấu tranh với biến đổi khí hậu và chiến đấu với căn bệnh tự kỷ”.

Có thể nói, cô gái 18 tuổi người Thuỵ Điển đã thành công trong việc tạo ra sự thay đổi thái độ toàn cầu về biến đổi khí hậu, biến hàng triệu nỗi lo lắng mơ hồ thành một phong trào kêu gọi hành động khẩn cấp trên khắp thế giới. Greta cũng là khách mời của nhiều chương trình, hội nghị, diễn đàn quốc tế uy tín.

Ngoài nỗ lực của bản thân, sự thành công của Greta còn đến từ sự đồng hành, động viên của cha mẹ.

Bố mẹ Greta đã luôn sát cánh cùng con gái trong mọi sinh hoạt, học tập. Ảnh KT

Bố mẹ Greta đã luôn sát cánh cùng con gái trong mọi sinh hoạt, học tập. Ảnh KT

Cha mẹ cần kiên trì đồng hành và tin tưởng

Đằng sau sự nổi tiếng đó, ít ai biết được rằng Greta từng được chẩn đoán mắc các hội chứng tự kỷ, làm suy giảm khả năng giao tiếp từ năm 11 tuổi. Điều may mắn là bố mẹ của Greta đã không bỏ cuộc trong các phương pháp chữa trị cho con. Mẹ Greta - bà Malena Ernman (một ca sĩ opera nổi tiếng) coi các hội chứng mà con mắc không phải là một dạng bệnh tật, thậm chí còn cho rằng đó là "một dạng siêu năng lực” ở cô bé.

Vượt qua những lời dèm pha, chê bai vì sự khác biệt của con, bố mẹ Greta đã luôn sát cánh cùng con gái trong mọi sinh hoạt, học tập. Mỗi bước đi trong nỗ lực hành động vì môi trường của Greta luôn có sự đồng hành của họ.

Sự ủng hộ không chỉ bằng những lời động viên mà còn bằng hành động hưởng ứng thông điệp vì một hành tinh xanh. Gia đình Greta đã lắp đặt hệ thống điện mặt trời và trồng rau cho nhu cầu tiêu thụ của gia đình mình. Họ chỉ di chuyển bằng ô tô điện khi cần đi xa, còn trong phạm vi Stockholm - nơi gia đình đang ở - cả nhà chủ yếu di chuyển bằng xe đạp. Thậm chí, để ủng hộ Greta, bà Malena Ernman đã từ bỏ đi máy bay vì những ảnh hưởng của ngành hàng không có nhiều tác động xấu đến môi trường. Đây là một quyết định không dễ dàng đối với một nghệ sĩ có sự nghiệp ở tầm quốc tế.

Greta (áo vàng) - cô gái người Thuỵ Điển mắc hộ chứng tự kỷ đã thành công trong việc tạo ra sự thay đổi thái độ toàn cầu về biến đổi khí hậu. Ảnh KT

Greta (áo vàng) - cô gái người Thuỵ Điển mắc hộ chứng tự kỷ đã thành công trong việc tạo ra sự thay đổi thái độ toàn cầu về biến đổi khí hậu. Ảnh KT

Mặc dù đã có lúc bố của Gretap hản đối vì lo lắng cho những quyết định của con gái sẽ trở thành điểm nóng trên “tuyến đầu” của cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu, nhưng họ hoàn toàn tin tưởng con. "Chúng tôi tôn trọng những nỗ lực của Greta. Dù bị hội chứng tự kỷ nhưng đây không phải là khuyết tật, nó là một món quà đã giúp chúng ta nhìn thẳng vào cuộc khủng hoảng khí hậu”, bố của Greta cho biết.

Câu chuyện về sự đồng hành cùng con gái Greta mắc tự kỷ của gia đình Svante Thunberg trong phong trào bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu toàn cầu đang là niềm cảm hứng cho giới trẻ, trong đó có cả những phụ huynh có con bị mắc các chứng bệnh liên quan.

Tạo điều kiện để trẻ tự kỷ phát huy khả năng của mình

Theo chuyên gia tâm lý - TS. Vũ Hoài Sơn, đối với trẻ em nói chung và đặc biệt là trẻ mắc các chứng tự kỷ, cha mẹ cần dành thời gian quan tâm, lắng nghe con một cách chân thành. Từ vấn đề học tập hay vui chơi, giải trí, hoặc chỉ là những vấn đề nhỏ diễn ra hàng ngày, cha mẹ cũng nên nghiêm túc lắng nghe con. Có như vậy con trẻ mới tin tưởng, thoải mái để mở lòng chia sẻ nhiều hơn với cha mẹ.

Dù có sự khác biệt về phương pháp giáo dục, văn hóa và môi trường, nhưng sự yêu thương, gắn kết và ủng hộ những quyết định của con lại là điều cần thiết mà các bậc cha mẹ nào cũng nên làm.

Cũng theo TS. Vũ Hoài Sơn, không có công thức chung cho việc nuôi dưỡng trẻ mắc chứng tự kỷ, vì mỗi đứa trẻ là một cá thể khác nhau, nhưng có một nguyên tắc chung là cha mẹ dành nhiều thời gian cho con, tôn trọng và lắng nghe con. “Ở dưới góc độ nào, trẻ em cần học để lớn khôn và cha mẹ cũng cần học tập các phương pháp giáo dục cho trẻ tự kỷ để tạo điều kiện cho con phát triển toàn diện, tối đa hoá các tiềm năng của mình”- TS. Vũ Hoài Sơn nhấn mạnh.

Trẻ em mắc hội chứng tự kỷ sinh ra không được quyền lựa chọn gia đình, nhưng các em có quyền được quan tâm, quyền được bày tỏ quan điểm và được hưởng những quyền lợi cơ bản về giáo dục, chăm sóc sức khỏe để có cơ hội phát triển tốt nhất trong tương lai. Những suy nghĩ, tiếng nói của các em sẽ là cơ sở để ngày càng nhiều người hiểu hơn về hội chứng này, từ đó góp phần thay đổi nhận thức, hành động với trẻ tự kỷ, đảm bảo thực hiện quyền trẻ em trên mọi phương diện.

Xuân Quang
Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

5 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...
Nâng cao hiệu quả tuyên truyền giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tại huyện Mường La

Nâng cao hiệu quả tuyên truyền giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tại huyện Mường La

2 năm trước

Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông (ATGT) cho học sinh trên địa bàn huyện Mường La đã được tiến hành đồng bộ, bằng...
Các nước trên thế giới đẩy mạnh tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em

Các nước trên thế giới đẩy mạnh tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em

2 năm trước

Để xây dựng và thực hiện lộ trình “sống chung với Covid-19” trong dài hạn, việc bảo vệ trẻ em trước các biến thể của virus SARS-CoV-2 bằng cách tiêm vaccine ngừa Covid-19 đang là một...
Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam tiếp nhận hơn 11 tỷ đồng hỗ trợ trẻ em bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19

Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam tiếp nhận hơn 11 tỷ đồng hỗ trợ trẻ em bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19

2 năm trước

Sáng ngày 21/10, tại Hà Nội, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam (Bộ LĐ-TB&XH) đã tổ chức lễ tiếp nhận tài trợ của các đơn vị là cơ quan, doanh nghiệp trong nước ủng hộ trẻ em bị ảnh...