THỨ NĂM, NGÀY 25 THÁNG 04 NĂM 2024 10:01

Trẻ tự kỷ và dấu hiệu nhận biết

02/11/2021 | 10:29
Theo Tổng cục Thống kê công bố, Việt Nam hiện có khoảng 6,2 triệu người khuyết tật từ 2 tuổi trở lên (chiếm khoảng 6,5% dân số). Trong đó có khoảng 1 triệu người tự kỷ, tỉ lệ trẻ em mắc chứng tự kỷ ước tính là 1% số trẻ em sinh ra. Theo quan sát thì số lượng trẻ mắc tự kỷ ngày một gia tăng.

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, số lượng trẻ đến khám và điều trị chứng tự kỷ mỗi lúc một tăng. Khoa Tâm bệnh của bệnh viện hiện chỉ nhận can thiệp trẻ tương đối nặng, trẻ có cha mẹ chưa thành thục chuẩn kỹ năng chăm sóc người tự kỷ, trẻ ở những tỉnh không có trung tâm can thiệp, ở vùng xa. Phần lớn trẻ bị tự kỷ nhẹ sẽ được nhân viên y tế tư vấn và hướng dẫn phụ huynh chăm sóc.

Theo các chuyên gia, tự kỷ là một phổ rộng, từ nhẹ đến nặng, không rõ nguyên nhân và không thể phòng ngừa, chỉ có phát hiện sớm, can thiệp sớm để giúp trẻ sớm hòa nhập. Nhiều người chưa biết về chứng tự kỷ nên đã bỏ lỡ cơ hội phát hiện và can thiệp sớm cho trẻ. Hiện, chưa có nhiều nơi có thể chẩn đoán được tự kỷ. Việt Nam cũng rất ít trung tâm can thiệp dành cho trẻ tự kỷ lớn.

Trẻ tự kỷ cần được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời.

Trẻ tự kỷ cần được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời.

Chứng tự kỷ là một dạng khuyết tật phát triển kéo dài suốt đời, tự kỷ thường bị nhầm là tâm thần phân liệt. Cha mẹ của trẻ tự kỷ luôn lo sợ các bệnh tâm thần và tương lai bất định đến với chúng. Trước những năm 1980, ở các nước phát triển đã từng coi tự kỷ là một dạng tâm thần phân liệt ở tuổi nhỏ. Năm 1980, Cẩm nang chẩn đoán các rối loạn tâm thần III chính thức loại bỏ mối liên hệ giữa tự kỷ và tâm thần phân liệt. Tuy nhiên, ở Việt Nam, đến tận năm 2005, không ít các bác sĩ, sách và các tài liệu đều nói "tự kỷ rồi sẽ thành tâm thần phân liệt". Nên cũng dễ hiểu khi ngày 2/4 hàng năm được Liên hợp quốc chọn là Ngày Thế giới nhận thức chứng tự kỷ, mục đích khuyến cáo các quốc gia tăng cường sự quan tâm đến hội chứng này.

Theo các nhà giáo dục chuyên về lĩnh vực này cho biết, trẻ tự kỷ thường có các biểu hiện như không nói chuyện, chậm học cách nói chuyện, có những lời nói bất thường (lặp đi lặp lại một vài thứ, phát ra những âm thanh bất thường). Trẻ thường gặp khó khăn trong việc trò chuyện, ít bắt chước và ít chơi mấy trò tưởng tượng, có những hành động hay những cử chỉ lặp đi lặp lại (lắc lư, lăn tròn, vung tay đập đập, búng tay). Bên cạnh đó, trẻ có những ý thích hạn chế, kỳ lạ, (cứ hay nói về cùng một chuyện nào đó hoặc cứ hay chơi với một món đồ nào đó, biết rất nhiều thứ về một đề tài nào đó). Chúng thường chơi với từng phần riêng lẻ của món đồ chơi thay vì chơi với cả món đồ chơi đó (chẳng hạn như cứ xoay bánh xe của chiếc xe đồ chơi).

Đây là những dấu hiệu quan trọng để phụ huynh có thể nhận ra điều bất thường ở con em mình sớm, để can thiệp sớm mang đến cơ hội tốt nhất để hỗ trợ sự phát triển trí não của trẻ, cải thiện khả năng học tập, giao tiếp và các kỹ năng xã hội... Trong quá trình can thiệp của trẻ cần có sự kết hợp, song hành của gia đình cùng với nhân viên y tế để có hướng can thiệp sớm cho trẻ có hướng hòa nhập đời sống cộng đồng được tốt hơn.

Hiện nay, nước ta đang từng bước quan tâm đến đối tượng này nhiều hơn. Việc can thiệp, điều trị tại các bệnh viện nhi và các trung tâm, trường giáo dục đặc biệt đang xuất hiện ngày một khá nhiều được cho là khá bài bản, phù hợp  thực tế của trẻ hơn trước.

Phú Nhuận
Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

5 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...
Hòa An thực hiện tốt công tác xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em

Hòa An thực hiện tốt công tác xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em

2 năm trước

Thời gian qua, huyện Hòa An (tỉnh Cao Bằng) đã tập trung chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn trên địa bàn triển khai đồng bộ, hiệu quả Chương trình “Xây dựng xã,...
Dạy trẻ những điều thiện lành theo tinh thần nhà Phật

Dạy trẻ những điều thiện lành theo tinh thần nhà Phật

2 năm trước

Những lời dạy của đức Phật đến hôm nay vẫn như quyển “giáo trình” bất tận mà bất cứ ai trong cuộc sống, dù già dù trẻ vẫn có thể thực hành theo hàng ngày, hàng giờ.