THỨ SÁU, NGÀY 19 THÁNG 04 NĂM 2024 03:30

Trở về tuổi thơ ở miền Kinh Bắc

23/01/2023 | 19:17
Những nếp nhà xưa, những trò chơi dân gian sống động, cùng những nét đẹp độc đáo trong nghệ thuật múa rối nước cổ truyền… ở Khu bảo tồn văn hóa dân gian Luy Lâu tại làng cổ Đồng Ngư, xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành (Bắc Ninh) sẽ dẫn bạn về với mạch nguồn dân tộc trong những ngày đầu xuân năm mới.
Những “nhân vật”rối nước là linh hồn trong các tích diễn trò của rối nước Đồng Ngư.

Những “nhân vật”rối nước là linh hồn trong các tích diễn trò của rối nước Đồng Ngư.

Nét đẹp xin chữ đầu xuân

Xin chữ là một nét đẹp văn hóa thể hiện tinh thần hiếu học từ bao đời nay của người dân Việt. Với quan niệm cái chữ mở ra cánh cửa tương lai nên việc xin chữ luôn được coi là một trong những nghi lễ đặc biệt dịp đầu xuân mới.

Cụ Nguyễn Thanh Cường – nghệ nhân thư pháp cho biết: Từ thời xưa, khi muốn xin chữ vào đầu năm mới, người xin chữ phải biện một lễ nhỏ gồm trầu cau, chè thuốc... đến nhà thầy đồ. Thầy đồ cho chữ phải là nho sĩ có đức độ hoặc đỗ tú tài do nhà vua ban. Do đó, người đến xin chữ không chỉ xin cái khước đỗ đạt hiển vinh, mà còn muốn nương theo cái tài năng, đức độ của thầy.

Ngày nay, tại các điểm lễ hội mùa xuân, thậm chí vào bất kể mùa nào trong năm, bạn cũng có thể xin chữ từ các ông đồ. Tại Khu Bảo tồn văn hóa dân gian Luy Lâu, việc xin chữ để cầu trí tuệ, sự thông minh sáng láng vẫn được duy trì. Người viết thư pháp kể từ khi đặt nét bút cho đến khi hoàn thành một chữ, một bản thư pháp là đã hoàn thành trọn vẹn sứ mệnh: dạy cho lớp trẻ hiểu việc đón chữ về nhà như đón rước sự may mắn, đỗ đạt hiển vinh là điều đáng quý. Tuy nhiên, điều đáng quý hơn là chúng ta đang giữ gìn một nét đẹp văn hóa của dân tộc mình”.

Thật tuyệt vời khi được thưởng thức biểu diễn rối nước Đồng Ngư trong không gian khu bảo tồn văn hóa dân gian Luy Lâu.

Thật tuyệt vời khi được thưởng thức biểu diễn rối nước Đồng Ngư trong không gian khu bảo tồn văn hóa dân gian Luy Lâu.

Thưởng thức nghệ thuật múa rối nước truyền thống

 Ðến khu Bảo tồn, bạn sẽ được giới thiệu về sự ra đời hay cách tạo hình của hàng trăm con rối (chất liệu, kỹ thuật khắc, chạm, tô vẽ để làm thành một con rối), kỹ thuật múa rối và nét đặc biệt của rối nước Ðồng Ngư. Bạn cũng sẽ được xem biểu diễn rối nước ngay tại Thủy đình - nơi rối nước Ðồng Ngư ra đời, đặc biệt nhất là được tham gia trải nghiệm các trò rối nước do các nghệ nhân của phường rối nước hướng dẫn.

Ông Nguyễn Thành Lai – Giám đốc khu bảo Tồn đang dạy các bạn trẻ tập xay thóc – một công việc thường nhật của ông bà ta từ thời xưa.

Ông Nguyễn Thành Lai – Giám đốc khu bảo Tồn đang dạy các bạn trẻ tập xay thóc – một công việc thường nhật của ông bà ta từ thời xưa.

Bên cạnh rối nước, đến với Khu Bảo tồn bạn còn được thưởng thức các làn điệu quan họ và nghệ thuật ca trù; được học cách làm tranh dân gian Ðông Hồ, chạm khắc đồ gỗ Phù Khê, đúc đồng Ðại Bái, tơ tằm Vọng Nguyệt, làm đậu Trà Lâm, gốm Phù lãng; tham gia các trò chơi dân gian: bịt mắt bắt dê, kéo co, ô ăn quan, cầu khỉ, bắt chạch trong chum, nhảy sạp; tham quan khu trưng bày với rất nhiều các hiện vật độc đáo và ý nghĩa của người Việt xưa như: nồi đồng, cối đá, mâm gỗ, bát sành, chum đất, đèn bão, xe trâu, cối xay lúa giã gạo, giếng làng.

Trái nhà với thúng mủng dần sàng - một góc nhỏ của ngôi nhà Việt thời xưa.

Trái nhà với thúng mủng dần sàng - một góc nhỏ của ngôi nhà Việt thời xưa.

Khu Bảo tồn cũng là nơi để du khách và các bạn nhỏ tham gia các hoạt động  trải nghiệm như một người nông dân thực thụ tại khu nông trại sạch hữu cơ với các hoạt động như: Trồng rau, cấy lúa, tát nước, làm đất, nhổ cỏ, tưới hoa, chăm gà, nhặt trứng gà, bắt cá...; tìm hiểu các giống gia cầm đặc biệt như: Gà đông tảo, gà Hồ, Gà ác, gà tre, gà ri, chim bồ câu, chim trĩ, vịt trời...; tự tay làm và thưởng thức những món ăn đặc trưng, dân dã: Bánh đúc, bánh khoai, bánh tẻ, bánh âm, bánh giày, bánh cuốn, xôi vò, nem bùi, đậu phụ Trà Lâm... mang phong vị truyền thống đặc trưng của người Kinh Bắc.

Chị Mai Thanh Xuân, một du khách đến từ Hà Nội chia sẻ: “Không gian của khu bảo tồn cho tôi cảm giác như được trở về với tuổi thơ. Việc trải nghiệm, chơi các trò chơi, tìm hiểu những đồ vật sinh hoạt của người xưa giúp tôi có thêm sự hiểu biết và càng yêu mến, tự hào về lịch sử, văn hóa, con người Việt Nam. Chắc chắn gia đình tôi sẽ quay trở lại đây”.

Các bạn nhỏ háo hức vây quanh “Ông Đồ” để xin chữ cầu may mắn, hiển vinh.

Các bạn nhỏ háo hức vây quanh “Ông Đồ” để xin chữ cầu may mắn, hiển vinh.

Ông Nguyễn Thành Lai, Giám đốc Khu Bảo tồn bày tỏ: “Với ý tưởng phục dựng lại những nét văn hóa xưa - loại hình nghệ thuật độc đáo, đặc sắc của vùng quê Bắc Ninh - Kinh Bắc, hy vọng Khu Bảo tồn văn hóa dân gian Luy Lâu sẽ trở thành điểm sinh hoạt văn hóa cộng đồng thiết thực cho nhân dân địa phương và du khách thập phương. Mong mỗi người đến với Khu bảo tồn sẽ có thêm những kiến thức mới, bồi đắp tình yêu quê hương và lòng tự hào dân tộc”!

Bảo Lâm
Khai mạc tuần Văn hóa - Du lịch Gia Lai năm 2023

Khai mạc tuần Văn hóa - Du lịch Gia Lai năm 2023

4 tháng trước

Tại Quảng trường Đại đoàn kết, thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai, tối 11/11 đã khai mạc Tuần Văn hóa-Du lịch, liên hoan trình diễn cồng chiêng Tây Nguyên Gia Lai 2023 với chủ đề “Gia...
Mùng 5 Tết công bố Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - Lễ hội Cổ Loa

Mùng 5 Tết công bố Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - Lễ hội Cổ Loa

1 năm trước

Lễ hội Cổ Loa năm nay gắn với sự kiện công bố Lễ hội ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và công nhận điểm du lịch Khu di tích quốc gia đặc biệt di tích lịch sử,...
Hơn 700 trường hợp vi phạm nồng độ cồn bị xử lý trong ngày mùng 1 Tết

Hơn 700 trường hợp vi phạm nồng độ cồn bị xử lý trong ngày mùng 1 Tết

1 năm trước

Ngày 22/1 (mùng 1 Tết Quý Mão), lực lượng chức năng đã phát hiện xử lý 2.091 trường hợp vi phạm, trong đó có 729 trường hợp bị xử lý vi phạm nồng độ cồn.
Thực phẩm giúp giữ ấm khi trời lạnh

Thực phẩm giúp giữ ấm khi trời lạnh

1 năm trước

Theo các chuyên gia, một số loại thực phẩm dưới đây có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể và giúp làm ấm cho bạn từ bên trong