THỨ NĂM, NGÀY 25 THÁNG 04 NĂM 2024 07:02

Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội Thái Nguyên: Tăng cường truyền thông bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

15/11/2022 | 06:44
Ngày nay, Internet đã gần như một phần không thể thiếu trong đời sống hiện đại, giúp mọi người có thể mở ra cánh cửa với thế giới. Tuy nhiên, những tác động tiêu cực hay mặt trái của Internet cũng không phải là ít, đặc biệt đối với trẻ em. Nhằm thực hiện Chương trình Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021-2025, Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội (CTXH) Thái Nguyên (Trung tâm) đã triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền cho học sinh (HS) những biện pháp kiểm soát việc truy cập Internet để bảo vệ trẻ em (BVTE) tránh khỏi những cạm bẫy và hiểm họa từ Internet trong quá trình tương tác trên môi trường mạng.
Một buổi truyền thông tại Trường THCS Yên Lãng - Huyện Đại Từ.

Một buổi truyền thông tại Trường THCS Yên Lãng - Huyện Đại Từ.

Theo bà Trạc Thị Vân Hà, Trưởng phòng CTXH và Phát triển cộng đồng của Trung tâm, mở đầu cho các hoạt động BVTE trên môi trường mạng, Trung tâm đã cử cán bộ phối hợp với một số trường ở huyện Ðại Từ, tổ chức các buổi truyền thông cho HS, cung cấp kiến thức cho các em về lợi ích và mặt trái của Internet, hướng dẫn các em cách tự bảo vệ, phòng tránh những rủi ro trên môi trường mạng.

Tại các trường, tuyên truyền viên (TTV) của Trung tâm đã đưa ra các câu hỏi nhằm mục đích để các em chia sẻ những hiểu biết về Internet và mạng xã hội. Hầu hết HS cho biết, vào mạng để tìm hiểu về các chủ đề trong cuộc sống và cập nhật tin tức, gặp người nổi tiếng và kết nối với bạn bè, chơi các trò chơi, tham khảo cách giải bài tập khó… Một số em muốn học hỏi thêm nhiều kỹ năng sống và thường xuyên chia sẻ các bức ảnh ghi lại những trải nghiệm cá nhân. Các em cũng thích xem các video từ mọi nơi trên thế giới… Sau khi nắm bắt được những nội dung các em quan tâm trên mạng, TTV đã chia sẻ những lợi ích của Internet là kho tàng kiến thức khổng lồ phục vụ cuộc sống, phục vụ học tập dễ dàng hơn; là nơi kết nối con người ở mọi nơi với nhau... Tuy nhiên, bên cạnh những hữu ích thì Internet cũng có những tác động tiêu cực đối với con người, đặc biệt là đối với giới trẻ đó là: Nếu các em mải mê vào mạng mà không có định hướng, thì có rất nhiều nguy cơ, rủi ro trên không gian mạng mà các em cần đặc biệt lưu ý như: Bị bắt nạt; Bị đặt điều bôi xấu về danh tiếng nếu chia sẻ quá nhiều thông tin; Bị tổn hại sức khỏe nếu vào mạng quá lâu; Xem nội dung phản cảm trên mạng, các em có thể bắt chước làm những việc người lớn gây hậu quả khôn lường về tâm sinh lí; Có thể bị xâm hại tình dục qua mạng…

Ðể giúp trẻ trở thành một công dân số tương tác an toàn trên mạng Internet, phòng tránh được những rủi ro; các TTV đã chia sẻ, hướng dẫn các em một số cách để tự bảo vệ bản thân trên môi trường  mạng.

Thứ nhất, trẻ em cần trở thành người sử dụng công nghệ có trách nhiệm: Luôn ghi nhớ quy tắc vàng, đối xử với người khác theo cách mình muốn được đối xử, tôn trọng người khác trên mạng; Ủng hộ các thông điệp tích cực; Cân nhắc kỹ trước khi chia sẻ suy nghĩ, hình ảnh và video trên mạng xã hội; Lưu ý kiểm soát thời gian sử dụng Internet, không để Internet điều khiển mình.

Thứ hai, cần cẩn trọng khi truy cập Internet: Tuyệt đối không được chia sẻ thông tin cá nhân (tên, địa chỉ, số điện thoại, vị trí cũng như các thông tin cá nhân khác) cho bất cứ ai trên mạng; Luôn luôn nói không với người lạ vì trong một môi trường ảo không thể kiểm soát được độ tin cậy của các nguồn thông tin. Khi truy cập Internet, mạng xã hội, cần sử dụng mật khẩu khó đoán/luôn đăng xuất sau khi sử dụng.

Thứ ba, cần học cách chống lại nạn bắt nạt trên mạng: Nếu gặp tình huống xấu, cần phản đối lại những hành vi đó bằng cách lờ đi và không phản hồi lại sự công kích của họ; Không tin vào những điều nói xấu của kẻ bắt nạt đó; Chặn tài khoản và các thông điệp của chúng; Giúp đỡ những bạn khác trong tình trạng như vậy.

Học sinh Trường Tiểu học và THCS Cát Nê - Huyện Đại Từ tham gia buổi truyền thông.

Học sinh Trường Tiểu học và THCS Cát Nê - Huyện Đại Từ tham gia buổi truyền thông.

Ðiều quan trọng thứ tư là mỗi em cần trở thành tấm gương trên mạng, biết tìm kiếm sự hỗ của cha mẹ, thầy cô giáo và mạnh dạn nói ra vấn đề của mình khi cần thiết…

HS ở các trường đều rất hào hứng khi tham gia hoạt động sinh hoạt ngoại khóa và chăm chú lắng nghe chia sẻ của các TTV. Em Phạm Ngọc Anh học sinh lớp 8 Trường THCS Yên Lãng (huyện Ðại Từ) cho biết: “Những kiến thức chúng em được học thật sự bổ ích, vì qua đó em đã biết cách sử dụng Internet an toàn, không để Internet điều khiển cuộc sống của mình. Ðăc biệt, các TTV đã giúp em biết cách nhận diện kẻ xâm hại tình dục, các thủ đoạn mà chúng thường dùng trên mạng như: Kẻ xâm hại thường tiếp cận đối phương qua các diễn đàn, qua mạng xã hội (các nhóm, hội), hay qua chatroom; Kẻ xấu sẽ gửi và cùng xem/bắt xem những hình ảnh, nội dung về tình dục qua mạng; Nhắn tin, nói chuyện trên mạng về những nội dung tình dục; Có hành vi tình dục, trình diễn khiêu dâm qua Webcam hoặc điện thoại thông minh; Bắt gửi ảnh, tin nhắn hoặc quay phim trẻ em có hành vi hoặc tư thế gợi dục qua Internet; Từ những hành động, tương tác trực tuyến, sẽ dẫn đến việc gặp gỡ và tham gia quan hệ tình dục ngoài đời thực. Nếu gặp các trường hợp như thế này, em và các bạn khác sẽ phải tránh xa không tiếp tục trao đổi với kẻ xấu để tránh những rủi ro cho mình. Ngoài ra, chúng em còn được Trung tâm cấp phát các tờ rơi, áp phích, bút truyền thông… liên quan đến vấn đề BVTE; được cung cấp số Tổng đài tư vấn miễn phí 1800 8080 và số hotline 0963188080 để chúng em có thể gọi đến khi cần tư vấn, hỗ trợ”.

Cũng theo bà Trạc Thị Vân Hà, ngoài việc phối hợp tổ chức các buổi truyền thông cho HS, Trung tâm còn tổ chức 17 lớp tập huấn cho gần 1.000 cha mẹ, người chăm sóc trẻ tại các huyện Ðại Từ, Ðịnh Hóa, Võ Nhai; tổ chức 5 lớp tập huấn phát triển cộng đồng cho trên 200 đại biểu là thành viên Ban mặt trận và người dân tại 4 xóm thuộc 2 xã Tân Hòa, Ðào Xá - Huyện Phú Bình về vấn đề BVTE trên môi trường mạng. Qua đó, giúp các bậc cha mẹ, người chăm sóc trẻ biết cách đồng hành, cùng con trở thành người công dân số có trách nhiệm, đảm bảo tương tác an toàn trên không gian mạng. Cha mẹ biết cách làm bạn cùng con, kiểm soát thời gian, nội dung; lắng nghe, đồng hành cùng con khám phá Internet một cách hữu ích và hiệu quả.

Chỉ một thời gian ngắn, có thể thấy tác dụng rõ rệt của những buổi truyền thông BVTE trên môi trường mạng của Trung tâm BT&CTXH Thái Nguyên tại huyện Ðại Từ. Từ kết quả này, Trung tâm sẽ nhân rộng các buổi truyền thông về BVTE trên môi trường mạng cho nhiều địa phương khác ở tỉnh Thái Nguyên.

Thùy Dương
Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

5 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...
Dấu hiệu nhận biết và cách phòng, điều trị thiếu sắt ở trẻ em

Dấu hiệu nhận biết và cách phòng, điều trị thiếu sắt ở trẻ em

1 năm trước

Thiếu máu, thiếu sắt ở trẻ em là tình trạng thiếu dinh dưỡng phổ biến, nhất là ở trẻ dưới 24 tháng tuổi. Tình trạng này sẽ khiến trẻ chậm phát triển tâm thần vận động và gây...
Lặng thầm gieo chữ nơi vùng cao Co Mạ, Thuận Châu

Lặng thầm gieo chữ nơi vùng cao Co Mạ, Thuận Châu

1 năm trước

Là 1 trong những xã vùng cao còn nhiều khó khăn của huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, nhưng trong những năm qua, khắc ghi lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với ngành giáo dục đó là...
Dịch sốt xuất huyết ở Hà Nội bước vào giai đoạn cao điểm

Dịch sốt xuất huyết ở Hà Nội bước vào giai đoạn cao điểm

1 năm trước

Trong tuần qua, số ca mắc mới sốt xuất huyết ghi nhận trên địa bàn Hà Nội tăng hơn so với tuần trước đó. Dự báo, số ca mắc sốt xuất huyết có thể tiếp tục tăng trong thời gian tới do...
Học quá nhiều khiến trẻ ít sáng tạo hơn

Học quá nhiều khiến trẻ ít sáng tạo hơn

1 năm trước

Khi phải học liên tục, trẻ vẫn có thể hấp thụ được kiến thức, nhưng mặt trái của việc đó là khiến trẻ trở nên ít sáng tạo hơn.