THỨ BẨY, NGÀY 20 THÁNG 04 NĂM 2024 08:32

Truyền thống hiếu học qua góc nhìn mỹ thuật

18/09/2022 | 12:30
Từ ngàn đời nay, hiếu học đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, truyền thống hiếu học của dân tộc vẫn luôn được các thế hệ gìn giữ và phát huy. Tinh thần ấy cũng được nghệ sĩ các thời kỳ truyền tải sinh động trong nhiều tác phẩm mỹ thuật.
Tác phẩm Nghe lời Bác dạy của họa sĩ Vương Trinh trưng bày tại Triển lãm “Truyền thống hiếu học.”

Tác phẩm "Nghe lời Bác dạy" của họa sĩ Vương Trinh trưng bày tại Triển lãm “Truyền thống hiếu học.”

Khơi dậy lòng tự hào về truyền thống hiếu học

Ngày 15/9/1945, trong thư gửi các em học sinh nhân ngày khai trường năm học mới đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”.

Trước đó, ngày 8/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động phong trào “Bình dân học vụ” để chống nạn mù chữ, diệt “giặc dốt” chính là bước đi đầu tiên để dân tộc ta lúc đó vươn lên trong điều kiện khắc nghiệt của hoàn cảnh. Phong trào “Bình dân học vụ” và các hoạt động cổ vũ, động viên học tập do Người phát động đã được nhiều tầng lớp nhân dân hưởng ứng, thực hiện, trở thành nguồn cảm hứng sáng tạo cho các nghệ sĩ. Thế hệ họa sĩ kháng chiến đã khắc họa chân thực và sống động cuộc sống trong chiến tranh, trong đó bao gồm cả việc dạy và học. Thời điểm đó, trường học phải sơ tán, học sinh học dưới hầm, học ở đình chùa, ở khắp nơi có thể. Họ không chỉ mang theo sách vở mà còn cả bông băng thuốc đỏ để sẵn sàng ứng phó với thương vong. Tuy thế, việc học vẫn luôn được tiếp tục trong niềm vui, hy vọng trong sáng của biết bao thế hệ thầy trò. Nhiều tác phẩm vừa có giá trị ghi lại sinh động những giai đoạn lịch sử của dân tộc, vừa có giá trị giáo dục, khơi dậy niềm tự hào, động viên thế hệ trẻ tiếp nối cha ông học tập, rèn luyện, phấn đấu đóng góp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tác phẩm “Nhà trẻ” - Nguyễn Kim Đồng.

Tác phẩm “Nhà trẻ” - Nguyễn Kim Đồng.

Nhằm tôn vinh truyền thống hiếu học của dân tộc, triển lãm “Truyền thống hiếu học” được Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức với 50 tác phẩm trên các chất liệu đa dạng của 44 tác giả được sáng tác từ những năm sau 1945 cho đến gần đây, trong đó nhiều tác phẩm lần đầu tiên được giới thiệu tới công chúng. Mỗi tác phẩm là một góc nhìn về sự học của một thời gian khó nhưng đong đầy niềm vui, hy vọng trong sáng của biết bao thế hệ thầy trò. Các tác phẩm như một thước phim quay chậm, đưa người xem quay trở về thời kỳ lịch sử đáng nhớ của dân tộc.

Phong trào học tập “Bình dân học vụ” mở ra một thời kỳ mới trong việc học tập và chiếm lĩnh tri thức. Phong trào được xem là huyền thoại này được tái hiện sinh động qua các tác phẩm: “Lớp trung học đầu tiên” của họa sĩ Diệp Minh Châu, “Lớp học bình dân làng Bền” của danh họa Trần Văn Cẩn, “Bủ Ðường biết đọc” của danh họa Tô Ngọc Vân, “Ði học bình dân” của tác giả Lê Công Thành…

Nhà điêu khắc Vương Học Báo đã sáng tác tác phẩm thạch cao “Chữ A đầu tiên” vào năm 1950. Ông kể, trong một lần đi thực tế về vùng nông thôn, gặp cảnh một bà mẹ đang dạy con những nét chữ đầu đời, và ông đã tái hiện hình ảnh đó với ý nghĩa, mẹ chính là người thầy đầu tiên của bất cứ trẻ em nào.

Có thể nói, mỗi tác phẩm trong triển lãm là một góc nhìn chân thực về sự học. Với nhiều chất liệu đa dạng như sơn dầu, sơn mài, lụa, khắc gỗ, màu nước, gỗ, thạch cao, gang… đa phần tác phẩm thể hiện với phong cách hiện thực nhưng toát lên tình cảm trong sáng - giống như lý tưởng, tâm hồn của người họa sĩ trong hoàn cảnh chung của dân tộc bấy giờ.

Truyền thống hiếu học được thể hiện sinh động trong các tác phẩm nghệ thuật trong triển lãm.

Truyền thống hiếu học được thể hiện sinh động trong các tác phẩm nghệ thuật trong triển lãm.

Khích lệ giới trẻ học tập

PGS. TS Văn hóa, Thạc sĩ Quản lý di sản và nghệ thuật Bùi Hoài Sơn cho biết, mỗi tác phẩm không chỉ là dấu ấn về truyền thống hiếu học của nước ta trải qua theo thời gian, mà còn giúp chúng ta nâng cao tinh thần hướng tới giá trị giáo dục. Thông qua các tác phẩm lần này, chúng ta có sức mạnh từ kiến thức và từ đó có bước đi vững chắc hơn trong thời gian sắp tới. Ngoài ra, triển lãm này giúp định hướng giá trị trong bối cảnh mà chúng ta cần có giá trị từ truyền thống, văn hóa, từ đó lan tỏa ra lĩnh vực khác.

Tác phẩm “Lớp học bình dân” - tác giả Nguyễn Thế Vinh.

Tác phẩm “Lớp học bình dân” - tác giả Nguyễn Thế Vinh.

Nhà điêu khắc Lê Thị Hiền (nguyên giảng viên Ðại học Mỹ thuật Việt Nam - tác giả tác phẩm "Những năm chống Mỹ") cho biết: "Triển lãm được mở ra vào thời điểm này để động viên lớp trẻ. Ngày xưa thời còn đi học, sinh viên phải vượt khó rất nhiều để đạt được điều mình muốn, đặc biệt trong đào tạo mỹ thuật. Ở vai trò là người giảng viên tôi thấy sự cố gắng ở thời xưa để có được những bài tập, bài học và theo đuổi ước muốn là vô cùng khó. Nhưng bằng mọi cách thế hệ trẻ cũng rất cố gắng để có được, đạt được mục tiêu hướng tới. Hiện nay, các thế hệ sinh viên thuận lợi hơn rất nhiều. Ở cuộc triển lãm lần này, vai trò của nghệ thuật trong giáo dục nói chung và trong giáo dục nghệ thuật nói riêng là một sự khích lệ. Khích lệ bằng cách đưa lại những hình ảnh vượt khó ngày xưa để động viên lớp trẻ hiện nay tiếp bước trên con đường họ đã chọn.

Nhật Minh
Khởi động Cuộc thi 'Trường học không ma tuý'

Khởi động Cuộc thi "Trường học không ma tuý"

5 tháng trước

Ngày 4/11, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04) Bộ Công an cho biết đang phối hợp với Ban Khoa giáo, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức cuộc thi "Trường học không ma tuý" dành cho...
Tuyên Quang: Khởi tố bị can nhóm đối tượng mua bán người dưới 16 tuổi

Tuyên Quang: Khởi tố bị can nhóm đối tượng mua bán người dưới 16 tuổi

1 năm trước

Ngày 16/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Tuyên Quang cho biết đơn vị đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can nhóm đối tượng về hành vi mua bán người dưới 16 tuổi.
Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam phấn đấu hỗ trợ 100.000 lượt trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2022

Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam phấn đấu hỗ trợ 100.000 lượt trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2022

1 năm trước

8 tháng qua, Quỹ đã huy động hơn 58 tỷ đồng, hỗ trợ cho hơn 65.000 trẻ em. Đồng thời phấn đấu đến cuối năm huy động được 100 tỷ đồng, hỗ trợ cho 100.000 lượt trẻ em có hoàn cảnh...
Em bé thứ 200 thụ tinh trong ống nghiệm chào đời tại Phú Thọ

Em bé thứ 200 thụ tinh trong ống nghiệm chào đời tại Phú Thọ

1 năm trước

Bệnh viện Sản nhi tỉnh Phú Thọ vừa chào đón em bé thứ 200 ra đời bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.
Dạy con tôn trọng người khuyết tật

Dạy con tôn trọng người khuyết tật

1 năm trước

Trẻ con thường sợ hãi hoặc có thái độ, hành vi thiếu tôn trọng người khuyết tật vì trẻ thiếu hiểu biết. Là cha mẹ, bạn hãy giúp con hiểu đúng về người khuyết tật và biết cảm...