THỨ BẨY, NGÀY 20 THÁNG 04 NĂM 2024 07:44

Tư pháp thân thiện với trẻ em

01/04/2022 | 14:33
Không ai muốn thấy cảnh trẻ em phải vướng vào lao lý dù là phía bị hại hay bị can. Việc tham gia trong tố tụng là một trải nhiệm đáng sợ đối với bất kỳ ai, đặc biệt là đối với một đứa trẻ. Vì vậy, theo bà Ung Thị Xuân Hương (Phó ban Nghiên cứu và đào tạo Hội Luật gia TP.HCM) đối với trẻ em phải có các tố tụng thân thiện, an toàn và sự hiểu biết để trẻ em có thể tham gia đầy đủ và tự do bày tỏ ý kiến của mình.
Thúc đẩy quyền được lắng nghe và tham gia của trẻ em trong quá trình tố tụng. 
Ảnh Trương Việt Hùng

Thúc đẩy quyền được lắng nghe và tham gia của trẻ em trong quá trình tố tụng. Ảnh Trương Việt Hùng

Trẻ em gặp nhiều trở ngại trong việc tiếp cận tư pháp

Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 11.000 người chưa thành niên vi phạm pháp luật, 2.000 trẻ em bị xâm hại, và một số lượng trẻ em chưa thống kê được có liên quan tới hơn 60.000 vụ việc hôn nhân và gia đình.

Theo thống kê của Tòa án nhân dân tối cao thì tình hình người chưa thành niên phạm tội vẫn chiếm tỷ lệ cao và có chiều hướng gia tăng (khoảng từ 4% đến 6% tổng số các bị cáo bị đưa ra xét xử trong cả nước); cơ cấu tội phạm ngày càng phức tạp và nghiêm trọng. Trong đó, các tội phạm chủ yếu mà người dưới 18 tuổi thực hiện là trộm cắp tài sản, gây rối trật tự công cộng, đánh bạc, cướp giật, cưỡng đoạt tài sản, cố ý gây thương tích, hiếp dâm. Cũng có không ít những trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng như cướp tài sản, tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy, giết người... Thực tế này đòi hỏi cần tiếp tục có những cơ chế giải pháp mới để nâng cao hiệu quả công tác xử lý người dưới 18 tuổi vi phạm pháp luật nói chung và người dưới 18 tuổi phạm tội nói riêng.

Bên cạnh đó, ngày càng nhiều trẻ em bị xâm hại cần được bảo vệ, đặc biệt là những vụ án xâm hại về tình dục, bóc lột sức lao động, bạo lực và những vụ việc mà trẻ em là nạn nhân của những mâu thuẫn, bạo hành trong gia đình.

Kết quả khảo sát thực tế cho thấy, khi giải quyết các vụ án có người bị hại là người dưới 18 tuổi, các thẩm phán thường tập trung vào việc xử lý người phạm tội mà ít quan tâm, tìm hiểu, đánh giá những tổn thương về tâm sinh lý của người dưới 18 tuổi do tội phạm gây ra để từ đó có những biện pháp cụ thể, tư vấn, hỗ trợ, giúp cho các em phục hồi, phát triển; các tòa án cũng chưa có những có chế chính thức để tiến hành việc tìm hiểu, đánh giá về điều kiện sống, học tập nhu cầu cần được hỗ trợ, tình trạng tổn thương về sinh lý của người dưới 18 tuổi do tội phạm gây ra; chưa có cơ chế chính thức trong việc phối hợp với các cơ quan, tổ chức xã hội có chức năng làm công tác giáo dục, chăm sóc và bảo vệ trẻ em để quyết định những biện pháp hỗ trợ, bảo vệ và thực hiện các biện pháp đó một cách hiệu quả.

Như vậy có thể thấy, trẻ em gặp nhiều trở ngại trong việc tiếp cận tư pháp. Những rào cản thường gặp như: việc điều phối liên ngành và lập kế hoạch chiến lược còn yếu, năng lực hỗ trợ tư pháp trẻ em còn hạn chế, các biện pháp thay thế cho giam giữ và xử lý chuyển hướng dựa vào cộng đồng còn chưa hiệu quả, nhận thức của công chúng chưa cao và việc thu thập những dữ liệu đáng tin cậy còn chưa đầy đủ...

Tập huấn về xét xử thân thiện với trẻ em do Học viện Tòa án, Tòa án ND tối cao xây dựng. 
Ảnh chụp màn hình.

Tập huấn về xét xử thân thiện với trẻ em do Học viện Tòa án, Tòa án ND tối cao xây dựng. Ảnh chụp màn hình.

Đảm bảo lợi ích tốt nhất cho trẻ em

Ở Việt Nam, mặc dù pháp luật đã có những quy định riêng đối với người chưa thành niên trong tố tụng. Trong nguyên tắc áp dụng định tội danh và hình phạt của luật hình sự, những chế tài hình phạt được áp dụng điều khoản nhẹ hơn so với người thành niên phạm tội.

Ngoài ra, pháp luật Việt Nam cũng có những văn bản dưới luật hướng dẫn việc thi hành một số quy định trong tố tụng hình sự đối với người chưa thành niên nhằm bảo đảm việc tiến hành tố tụng phù hợp với tâm lý, lứa tuổi của họ, nhưng trên thực tế hầu như những quy định này chưa được áp dụng. Ðiều này dẫn đến quyền trẻ em chưa được bảo vệ, thậm chí trẻ em bị xâm phạm và trở thành “nạn nhân” bởi các “trình tự tố tụng quá nghiêm khắc và cứng nhắc”.

Theo các chuyên gia, để phiên tòa xét xử người chưa thành niên phạm tội có thể bảo đảm lợi ích tốt nhất của các em, mang lại hiệu quả giáo dục cao, giúp các em sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội, thẩm phán cần áp dụng thủ tục tố tụng đặc biệt phù hợp với độ tuổi, mức độ phát triển, nhu cầu và hoàn cảnh cá nhân của mỗi người chưa thành niên. Quy trình xét xử cần nhạy cảm bảo vệ trẻ em và giúp trẻ vi phạm pháp luật đi đúng hướng, trở thành một công dân có ích và tuân thủ pháp luật. Phòng xử án được bài trí thân thiện và phiên tòa được xử kín, các thẩm phán được đào tạo chuyên biệt để giúp trẻ hiểu về hậu quả hành vi vi phạm của mình và tham gia tích cực vào quá trình tố tụng.

Ðặc biệt, sự tham gia của cán bộ bảo vệ trẻ em hoặc nhân viên công tác xã hội sẽ giúp tòa án và người tham gia tố tụng hiểu hơn về thân thế và hoàn cảnh của trẻ. 

Thời gian qua, nhiều tỉnh đã thành lập Tòa Gia đình và người chưa thành niên nhằm giải quyết lỗ hổng về pháp luật trong quá trình thực hiện giải quyết vụ việc về gia đình và người chưa thành niên, thực hiện hỗ trợ, hướng dẫn bảo vệ và chăm sóc trẻ em; phòng ngừa các nguy cơ xâm hại trẻ em… Qua thực tiễn xét xử của Tòa án này cho thấy, việc xử lý người chưa thành niên phạm tội luôn bảo đảm việc xử lý chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, ưu tiên cải tạo tại cộng đồng, trở thành công dân có ích cho xã hội. Tòa luôn bảo đảm quyền có người bào chữa; bảo đảm nguyên tắc bí mật thông tin liên quan đến người chưa thành niên trong quá trình giải quyết vụ án. Phiên tòa thân thiện, gần gũi để bị cáo có tâm lý ổn định, an tâm tại phiên tòa.

Theo nghiên cứu về Tư pháp với trẻ em của UNICEF thì một hệ Thống tư pháp phù hợp với trẻ em là hệ thống mà ở đó:

- Các thủ tục điều tra, truy tố và xét xử được điều chỉnh để phù hợp với những nhu cầu cụ thể của trẻ em;

- Trẻ em được đối xử bằng nhân phẩm, tình thương và được tôn trọng, bảo vệ những nhu cầu cá nhân, lợi ích và sự riêng tư của mình;

- Tất cả mọi trẻ em được đối xử công bằng, bình đẳng và không phải chịu bất kỳ hình thức phân biệt đối xử nào;

- Các vụ án liên quan đến trẻ em phải được xử lý nhanh chóng và tránh mọi trì hoãn không cần thiết;

- Các quyết định được đưa ra phải dựa trên lợi ích tốt nhất của trẻ em;

- Thúc đẩy quyền được lắng nghe và tham gia của trẻ em trong quá trình tố tụng;

- Các cơ quan tiến hành tố tụng được tập huấn chuyên môn về xử lý các vụ án có trẻ em tham gia và thực thi nhiệm vụ của mình một cách chuyên nghiệp, hiệu quả trên cơ sở tôn trọng quyền trẻ em;

- Các cơ quan tiến hành tố tụng hợp tác chặt chẽ với các cán bộ xã hội và các nhân viên hỗ trợ khác để bảo đảm trẻ em nhận được sự hỗ trợ cần thiết.

Đông Viên
Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

5 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...
Du khách có nhiều lựa chọn các tour du lịch xuyên Việt giá rẻ

Du khách có nhiều lựa chọn các tour du lịch xuyên Việt giá rẻ

2 năm trước

Hội chợ Du lịch Quốc tế TP.HCM lần thứ 16 (ITE HCMC 2022) sẽ chính thức trở lại với chủ đề: “Cùng vững bước, cùng đi lên” (Growing Forward Together) được Sở Du lịch TP.HCM công bố...
Trấn Yên (Yên Bái) phấn đấu 100% học sinh tham gia BHYT

Trấn Yên (Yên Bái) phấn đấu 100% học sinh tham gia BHYT

2 năm trước

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc triển khai BHYT cho học sinh trên địa bàn huyện Trấn Yên (tỉnh Yên Bái) cũng gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, toàn ngành Giáo dục huyện phấn đấu đạt...
“Đêm tối rực rỡ!” và tiếng nói tích cực về vấn nạn bạo hành gia đình

“Đêm tối rực rỡ!” và tiếng nói tích cực về vấn nạn bạo hành gia đình

2 năm trước

Là một người đã sinh sống và làm việc tại Việt Nam gần 20 năm, đạo diễn Aaron Toronto cùng nhà sản xuất - biên kịch - diễn viên Nhã Uyên, cũng là vợ mình, đã có những quan sát, tìm hiểu...