THỨ TƯ, NGÀY 24 THÁNG 04 NĂM 2024 07:34

Tuổi mới lớn phải đối mặt với vấn đề gì?

30/06/2022 | 06:07
Áp lực học tập, bạo lực học đường, bị miệt thị ngoại hình, bị bạn bè xa lánh... là những lý do khiến cho nhiều trẻ em sang chấn tâm lý và rối loạn tâm thần, dẫn đến những hành vi tiêu cực.

Miệt thị ngoại hình nguy hiểm hơn bạn nghĩ

Linh Anh trước đây là một cô bé rất mau miệng. Gặp ai cô bé cũng líu lo, khiến mọi người vui vẻ. Nhưng kể từ khi lên cấp 2, bỗng dưng Linh Anh khác hẳn, cô bé trầm tính, ít nói, không thích đến những nơi đông người. Sau rất nhiều lần gặng hỏi, tâm tình cùng con gái, mẹ Linh Anh mới thấu hiểu được những “stress” của tuổi mới lớn mà Linh Anh đang phải gánh chịu. Thoạt đầu, bạn nghĩ những stress tuổi mới lớn rồi sẽ qua mau thôi, nhưng sự thật với những tâm hồn non nớt và nhạy cảm, chúng như vết dao cứa khiến trẻ khó lòng có thể “quẳng gánh lo đi vui sống” được như người lớn.

Linh Anh từ bé là một cô bé mũm mĩm và vô cùng đáng yêu. Nhưng thường người ta chỉ thích những đứa trẻ bé mũm mĩm mà thôi, còn khi trẻ bước vào tuổi dậy thì, mũm mĩm lúc này sẽ được hiểu bằng cách gọi khoa học là thừa cân và béo phì. Trong mắt các bạn học đồng trang lứa, béo đồng nghĩa xấu. Linh Anh bị một số bạn trong lớp trêu trọc, thậm chí miệt thị ngoại hình bằng nhiều ngôn từ khiếm nhã. Chính vì lẽ đó, cô bé thu mình, ít tiếp xúc với các bạn và mọi người xung quanh. Nhưng chính vì ngại giao tiếp, Linh Anh lại bị các bạn kết tội “chảnh”. Hội những người “anti” (không thích) Linh Anh đã lập hẳn một group chuyên nói xấu cô bé. Nhưng không chỉ nói xấu sau lưng, các bạn còn add cả Linh Anh vào nhóm để cô bé có thể đọc được các bình luận ác ý. Đó là một sự công kích quá lớn đối với cô bé mới 12 tuổi.

Bị cả một tập thể cô lập, những đứa trẻ không biết chia sẻ nỗi buồn ấy với ai, cũng không thể chuyển lớp, không thể thay đổi hình thể một cách tức thì để tránh trở thành đề tài bị bàn tán mỗi ngày. Đôi khi, không phải áp lực học hành mà việc bị miệt thị ngoại hình hay bị bạn bè xa lánh mới là những cú sốc đầu tiên trong cuộc đời của một đứa trẻ tuổi mới lớn. Đây cũng chính là một loại “bạo lực học đường” mà nhiều em học sinh đang phải đối mặt.

Đưa con đi khám bác sĩ tâm lý, mẹ Linh Anh bàng hoàng khi bác sĩ kết luận, con chị đang bị chứng rối loạn lo âu. Lo sợ nếu con tiếp tục học tập trong môi trường cũ có thể khiến cho tình hình ngày càng trầm trọng hơn, chị xin cho con chuyển trường và lên kế hoạch ăn uống lành mạnh kết hợp cùng tập luyện thể dục, thể thao hàng ngày để giúp con thay đổi vóc dáng, lấy lại sự tự tin.

Cha mẹ hãy giúp con nói ra những cảm xúc và suy nghĩ ẩn chứa trong lòng và cùng con vượt qua thách thức đó. Ảnh minh họa

Cha mẹ hãy giúp con nói ra những cảm xúc và suy nghĩ ẩn chứa trong lòng và cùng con vượt qua thách thức đó. Ảnh minh họa

Áp lực học tập đôi khi không đến từ gia đình hay bạn bè

Tuấn Minh học lớp 7, luôn đứng trong top 10 của lớp. Cậu bé học tập không thuộc hàng xuất sắc nhưng cũng không đến nỗi tệ. Nhưng Tuấn Minh luôn mặc cảm mình kém cỏi khi tự so sánh bản thân mình với bố mẹ, các anh chị em họ. Bố của Tuấn Minh ngày xưa tuy chỉ học trường thường nhưng trong lớp chọn, từng được đi thi học sinh giỏi thành phố.

Mẹ của Tuấn Minh thì học trường chuyên và năm nào cũng có giải học sinh giỏi tỉnh, được vào đội tuyển quốc gia, được học bổng của Hội Khuyến học. Ngay từ lúc mới đi học, nhìn xấp giấy khen của bố mẹ, cậu bé đã quyết tâm sau này phải học thật giỏi, nhưng thật đáng tiếc, cho dù cậu đã cố gắng hết sức vẫn không thể nào giỏi được như bố mẹ. Mặc dù, bố mẹ không hề gây áp lực cho Tuấn Minh, thậm chí, mẹ em còn cho rằng, trẻ em không nhất thiết phải học giỏi, học giỏi không đồng nghĩa với việc sau này sẽ thành công. Mẹ luôn mong Tuấn Minh “đến trường mỗi ngày là một ngày vui”. Tuy nhiên, Tuấn Minh muốn mình có thể khiến cho cha mẹ tự hào nên cậu bé tự gây áp lực cho bản thân. Không chỉ không bằng bố mẹ, so với các anh chị em họ, Tuấn Minh cũng thấy mình thật lép vế. Vì thế, cậu bé luôn cảm thấy tự ti và có lỗi.

Thông thường, trẻ thường bị áp lực học tập từ phía gia đình, thầy cô hay bạn bè, nhưng cá biệt một số trẻ tự gây áp lực cho mình, luôn cảm thấy mình thật kém cỏi. Ở những đứa trẻ này, lòng tự trọng rất cao, nên chúng sẽ ít chia sẻ điều này với bất kỳ ai, dần dần trẻ sẽ rơi vào trạng thái bế tắc, thậm chí là trầm cảm và có những hành vi tiêu cực.

Áp lực học tập hay bạo lực học đường chỉ là một vài vấn đề nổi cộm mà trẻ em lứa tuổi mới lớn đang phải đối mặt, ngoài ra các nguy cơ như bắt nạt qua mạng, xâm hại tình dục, tệ nạn xã hội (ma túy, thuốc lá điện tử...) cùng với sự sao nhãng của gia đình hoặc kỳ vọng quá mức có thể khiến cho trẻ bị rối loạn sức khỏe tâm thần.

Để giúp trẻ mới lớn đương đầu với những khó khăn trong cuộc sống, cha mẹ cần theo sát trẻ, lắng nghe và đồng cảm; đồng thời, cung cấp cho trẻ những kiến thức và kỹ năng sống cần thiết để ứng phó kịp thời các vấn đề trẻ đang phải đối mặt.

Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), rối loạn sức khỏe tâm thần ở độ tuổi dưới 18 đã và đang gia tăng đềuđặn trong 30 năm qua và trầm cảm hiện là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra khuyết tật ở người trẻ tuổi. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính có 62.000 trẻ vị thành niên chết trong năm 2016 vì tự gây hại cho bản thân, đây hiện là nguyên nhân gây tử vong xếp thứ ba đối với trẻ vị thành niên ở độ tuổi từ 15 đến 19.
“Đây không chỉ là vấn đề của nước giàu - WHO ước tính hơn 90% các vụ tự tử ở tuổi vị thành niên trong năm 2016 xảy ra ở các nước thu nhập thấp hoặc trung bình. Trong khi những người trẻ mắc chứng rối loạn tâm thần nghiêm trọng ở các nước thu nhập thấp thường bỏ qua bước điều trị và hỗ trợ, chưa có quốc gia nào trên thế giới tuyên bố đã khắc phục được thách thức này” - chuyên gia sức khỏe tâm thần của WHO Shekhar Saxena cho biết.

Bình Yên
Khai mạc tuần Văn hóa - Du lịch Gia Lai năm 2023

Khai mạc tuần Văn hóa - Du lịch Gia Lai năm 2023

5 tháng trước

Tại Quảng trường Đại đoàn kết, thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai, tối 11/11 đã khai mạc Tuần Văn hóa-Du lịch, liên hoan trình diễn cồng chiêng Tây Nguyên Gia Lai 2023 với chủ đề “Gia...
VTV1 đưa tin lễ vinh danh 'Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho gia đình, trẻ em 2022'

VTV1 đưa tin lễ vinh danh "Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho gia đình, trẻ em 2022"

1 năm trước

Năm 2022 là năm thứ 10 Báo Lao động và Xã hội phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Chương trình "Top 100 - Sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho gia đình, trẻ em". Được sự chỉ đạo của...
Con nghiện ma túy - Cha mẹ đừng rời xa!

Con nghiện ma túy - Cha mẹ đừng rời xa!

1 năm trước

Tức giận, không chấp nhận sự thật, xấu hổ, đổ lỗi, mắng chửi… là cảm xúc chung của nhiều ông bố, bà mẹ khi biết con mình đã và đang sử dụng, ma túy.
Cần chấm dứt bênh con bằng bạo lực

Cần chấm dứt bênh con bằng bạo lực

1 năm trước

Bênh vực, bảo vệ con khỏi các hành vi bạo lực nói chung và bạo lực học đường nói riêng là trách nhiệm của các bậc cha mẹ. Nhưng bênh vực như thế nào để qua đó dạy trẻ nhận thức...
Hà Nội: Không được thu bất cứ khoản đóng góp nào khi học sinh lớp 10 nhập học

Hà Nội: Không được thu bất cứ khoản đóng góp nào khi học sinh lớp 10 nhập học

1 năm trước

Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hà Nội yêu cầu tất cả các nhà trường, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên không được thu bất cứ khoản đóng góp nào của học sinh hoặc...