THỨ SÁU, NGÀY 26 THÁNG 04 NĂM 2024 10:37

UNICEF: Các trường hợp mắc bệnh sởi ở mức cao 'đáng báo động'

01/03/2019 | 12:53
Mười quốc gia, trong đó có Brazil, Philippines và Pháp, chiếm gần 3/4 tổng số ca mắc sởi năm 2018, theo số liệu do một cơ quan của Liên hợp quốc công bố.
 
UNICEF cho biết: sự gia tăng toàn cầu "đáng báo động" trong các trường hợp mắc sởi gây ra mối đe dọa ngày một lớn đối với trẻ em.
 
Theo cơ quan này, cơ sở hạ tầng y tế kém, nhận thức thấp, rối loạn dân sự, và những phản ứng dữ dội với việc tiêm chủng trong một số trường hợp là tác nhân gây bùng nổ dịch sởi gần đây.
 
Ông Henrietta H. Fore, Giám đốc điều hành của UNICEF cho biết. "Những trường hợp này không diễn ra trong một đêm. Điều này xảy ra giống như vụ dịch sởi nghiêm trọng mà chúng ta đã chứng kiến vào năm 2018, thiếu hành động hôm nay sẽ gây ra hậu quả tai hại cho trẻ em vào ngày mai".
 
Sau khi phân tích các trường hợp mắc sởi toàn cầu được ghi nhận bởi WHO, UNICEF cho hay: Ukraine, Philippines và Brazil đã chứng kiến ​​sự gia tăng lớn nhất trong các trường hợp mắc bệnh.
 
Ukraine chứng kiến ​​sự gia tăng lớn nhất, với 35.120 trường hợp trong năm 2018 - tăng 634% so với 4.782 trong năm 2017.
 
Năm 2018, Philippines ghi nhận 15,599 trường hợp, tăng 548% so với 2.407 trường hợp năm 2017. Dịch sởi ở Đông Nam Á trở nên xấu đi vào năm 2019, với 12.736 trường hợp mắc sởi và 203 trường hợp tử vong được báo cáo vào ngày 23 tháng 2, theo số liệu tạm thời được công bố bởi Tổ chức Y tế Thế giới và UNICEF.
 
Brazil không có trường hợp mắc sởi trong năm 2017, nhưng đã có 10.262 ca được báo cáo vào năm 2018. Yemen, Venezuela, Serbia, Madagascar, Sudan, Thái Lan và Pháp là những nước tiếp theo chứng kiến ​​sự gia tăng lớn này.
 
Sởi là một bệnh về đường hô hấp, với các triệu chứng bao gồm sốt cao, ho, sổ mũi, viêm kết mạc hoặc đau mắt đỏ và phát ban.
 
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, virus này là một trong những bệnh dễ truyền nhiễm nhất. Nó có thể sống trong không khí tới hai giờ sau khi một người mắc sởi ho hoặc hắt hơi.
 
Không có cách điều trị cụ thể đối với bệnh sởi, khiến việc tiêm phòng trở thành "công cụ cứu sống trẻ em", UNICEF nhấn mạnh.
 
 
Trên toàn cầu, 98 quốc gia đã chứng kiến ​​sự gia tăng các trường hợp mắc bệnh sởi trong năm 2018. Cơ quan này cũng nhấn mạnh rằng có một số quốc gia, bao gồm Brazil, Colombia, Chile và Peru, đã báo cáo không có trường hợp mắc bệnh sởi trong năm 2017 nhưng căn bệnh này đã trở lại các quốc gia trên vào năm ngoái.
 
Ông Robin Nandy- cố vấn chính và trưởng phòng tiêm chủng tại UNICEF cho biết: "Thật không may khi thấy bệnh sởi quay trở lại và là một vấn đề sức khỏe cộng đồng”. Ông nói thêm rằng xu hướng gia tăng bệnh sởi được nhìn thấy "khá nhiều trên toàn cầu."
 
Thông điệp chính là "không có quốc gia hay cộng đồng nào miễn nhiễm với điều này", ông Nandy cho hay. Những số liệu này cho thấy rằng nếu không sử dụng vắc-xin và bảo hiểm vắc-xin, các quốc gia và cộng đồng khác vẫn dễ bị mắc bệnh sởi.
 
Bùng phát tại Hoa Kỳ
 
Theo UNICEF, tại Hoa Kỳ, tổng số ca mắc sởi là 791 vào năm 2018, tăng từ 120 ca vào năm 2017, tức là tăng 559%.
 
Bệnh sởi có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm não, sưng não và tử vong. Nguy cơ mắc bệnh sởi và các biến chứng của nó là cao nhất đối với trẻ nhỏ chưa được tiêm chủng.
 
Bệnh có thể được ngăn ngừa bằng vắc-xin MMR, giúp bảo vệ chống lại ba bệnh. Trẻ em nên tiêm hai liều vắc-xin MMR - điều này có hiệu quả khoảng 97% trong việc ngăn ngừa bệnh sởi - theo khuyến nghị của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ.
 
 Theo WHO, virus này phổ biến ở các nước đang phát triển, đặc biệt là ở các khu vực châu Phi và châu Á. 

Hồng Nhung/GĐTE - Nguồn: CNN

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

5 tháng trước

“Nằm vo tròn như một thai nhi trong bụng mẹ, tôi cảm giác mình sắp chết, không còn chút hi vọng nào có thể sống sót để kể lại câu chuyện này cho bất kỳ ai”.