THỨ SÁU, NGÀY 26 THÁNG 04 NĂM 2024 07:42

Vắc-xin mRNA: Cuộc chinh phục đại dịch Covid-19 từ cái nhìn trong cuộc

06/05/2022 | 05:40
“Vắc-xin mRNA: Cuộc chinh phục đại dịch Covid-19 từ cái nhìn trong cuộc” là cuốn sách thuật lại sống động quá trình hai nhà khoa học Özlem Türeci và Uğur Şahin cùng các nhân viên Công ty BioNTech đã vượt qua vô vàn trở ngại để tạo ra loại vắc-xin đầu tiên giúp ngăn chặn đại dịch Covid-19 và cứu sống hàng triệu người.

Xuất hiện cuối năm 2019, dịch bệnh Covid-19 đã nhanh chóng trở thành dịch bệnh toàn cầu làm gần 500 triệu người bị mắc bệnh và gần 5 triệu người tử vong, gây ra thiệt hại hàng nghìn tỷ đô la cho nền kinh tế thế giới… và con số này vẫn chưa dừng lại. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của các loại vắc-xin (trong đó vắc-xin mRNA BioNTech - Pfizer là loại vắc-xin đầu tiên được phê duyệt) đã khiến tình hình dịch bệnh được cải thiện đáng kể và cuộc sống bình thường đang dần quay trở lại tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Trong cuốn sách “Vắc-xin mRNA: Cuộc chinh phục đại dịch Covid-19 từ cái nhìn trong cuộc” của tác giả Joe Miller, độc giả sẽ thấy được nghị lực cũng như câu chuyện truyền cảm hứng của hai nhà khoa học Özlem Türeci và Uğur Şahin trong việc đối mặt và vượt qua muôn vàn khó khăn, trắc trở trong công việc của mình để mang lại giải pháp hiệu quả cho nhân loại trong đại dịch.

vac-xin-mrna 3

Sinh ra và lớn lên từ gia đình có nguồn gốc xuất thân Thổ Nhĩ Kỳ, bị định kiến là những người buôn bán rau củ thu nhập thấp, hai vợ chồng nhà khoa học Özlem Türeci và Uğur Şahin thường xuyên phải đối mặt với sự khinh miệt, thù ghét.

Về phần công việc, được các công ty đầu tư mạo hiểm tài trợ, họ thành lập Công ty Công nghệ sinh học BioNTech ở Mainz (thủ phủ bang Rhineland-Palatinate của Đức). Trong đó, Uğur Şahin giữ vai trò giám đốc điều hành, còn vợ là giám đốc y khoa. Tuy nhiên, công nghệ mRNA mà Özlem Türeci và Uğur Şahin tập trung nghiên cứu suốt nhiều năm cũng bị cộng đồng khoa học coi thường, chối bỏ, cho là bất khả thi, thậm chí chế giễu. Dầu vậy với năng lực và bản lĩnh của mình, ngay khi dịch bệnh Covid mới manh nha dấu hiệu bùng phát, họ đã nhanh chóng nhận ra nguy cơ và thuyết phục Chủ tịch HĐQT của Công ty chuyển hướng đầu tư phát triển vắc-xin chống lại căn bệnh nguy hiểm này.

Cặp đôi nhà khoa học được đánh giá là vô cùng dũng cảm cũng như tràn đầy lòng nhân ái khi đưa ra quyết định này trong bối cảnh BioNTech sau 11 năm hoạt động đang mắc phải khoản nợ tích lũy lên tới 400 triệu đô la, và nếu việc chuyển hướng sang phát triển vắc-xin Covid-19 bị thất bại, thì đó có thể là dấu chấm hết cho sự tồn tại của công ty.

Nguồn lực tài chính khổng lồ để đưa nghiên cứu vào chương trình thử nghiệm lâm sàng đa trung tâm với hàng chục nghìn tình nguyện viên ở nhiều quốc gia, nhằm đáp ứng yêu cầu khắt khe về khoa học và quản lý; rồi xây dựng các nhà máy sản xuất vắc-xin… cũng là những thách thức lớn khác mà họ phải đương đầu để giải quyết; chưa kể đến những rắc rối và rào cản về chính trị, những lời đồn thổi vô căn cứ...

Vượt qua các khó khăn thách thức, khi đại dịch xảy ra, chỉ trong 9 tháng họ đã tạo ra được loại vắc-xin đối phó hiệu quả với căn bệnh, thay vì phải mất hàng năm, thậm chí hàng chục năm trời, mà vẫn không cắt bỏ đi bước nào trong quá trình phát triển vắc-xin, đảm bảo sự hiệu quả cũng như an toàn của nó.

Tiếp theo cuốn sách “Vaxxer: Câu chuyện về cuộc đua phát triển vắc-xin chống Covid-19 của các nhà khoa học Oxford”, tác phẩm “Vắc-xin mRNA: Cuộc chinh phục đại dịch Covid-19 từ cái nhìn trong cuộc” là một cuốn sách giúp người đọc có thể hiểu rõ hơn về quá trình phát triển loại vắc-xin có đóng góp to lớn trong việc đẩy lùi dịch bệnh Covid-19; cũng như hiểu rõ hơn về các nhà khoa học với những khó khăn họ phải trải qua, những sự hiểu lầm họ bị gán ghép… sự dũng cảm cũng như nỗ lực phi thường của họ trong việc đóng góp cho sự phát triển của nền khoa học. Để rồi công chúng sẽ có cái nhìn đúng đắn hơn, bản thân các nhà khoa học vững bước hơn trên con đường mình đã chọn, và thậm chí tốt hơn nữa, những con người trẻ sẽ được truyền cảm hứng để bước trên con đường ấy, nhằm đem lại các tiến bộ vượt bậc cho nhân loại.

Phương Anh
“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

5 tháng trước

“Nằm vo tròn như một thai nhi trong bụng mẹ, tôi cảm giác mình sắp chết, không còn chút hi vọng nào có thể sống sót để kể lại câu chuyện này cho bất kỳ ai”.
Tăng cường phòng, chống đuối nước cho trẻ em, học sinh

Tăng cường phòng, chống đuối nước cho trẻ em, học sinh

1 năm trước

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa có công điện gửi Giám đốc các sở GD&ĐT về việc tăng cường phòng, chống đuối nước cho trẻ em, học sinh.
Ngành Giáo dục tỉnh Gia Lai triển khai thực hiện công tác trẻ em

Ngành Giáo dục tỉnh Gia Lai triển khai thực hiện công tác trẻ em

1 năm trước

Sở GD&ĐT tỉnh Gia Lai đặt mục tiêu trên 98% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp dưới nhiều hình thức; phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ em bị xâm hại, giảm...
2 trẻ em sốc sốt xuất huyết Dengue với nhiều triệu chứng nặng

2 trẻ em sốc sốt xuất huyết Dengue với nhiều triệu chứng nặng

1 năm trước

Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) đã tiếp nhận hai bệnh nhi 12 tuổi bị sốc sốt xuất huyết Dengue với nhiều triệu chứng nặng.
Công điện của Thủ tướng về tăng cường phòng, chống đuối nước ở trẻ em

Công điện của Thủ tướng về tăng cường phòng, chống đuối nước ở trẻ em

1 năm trước

Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tập trung chỉ đạo, triển khai quyết liệt, hiệu quả các giải pháp về phòng, chống đuối nước cho trẻ em.
Chạy bộ nối rừng với biển gây quỹ hỗ trợ trẻ em khuyết tật ở Quảng Trị

Chạy bộ nối rừng với biển gây quỹ hỗ trợ trẻ em khuyết tật ở Quảng Trị

1 năm trước

Hành trình 'Run for children with disability' (chạy vì trẻ em khuyết tật) được anh Lê Văn Tùng và các thành viên CLB Quảng Trị Runners chạy từ Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo đến biển Cửa Việt.