THỨ SÁU, NGÀY 26 THÁNG 04 NĂM 2024 08:34

Vai trò của CTXH trong chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa vào cộng đồng tại Thái Nguyên

28/10/2019 | 10:43
Sự cần thiết của MH
 
Tại Thái Nguyên, “MH CSSKTT cho người lớn dựa vào CĐ”, được triển khai từ tháng 6/2016 - 5/2019, thí điểm ở TP. Sông Công (phường Thắng Lợi có 19 tổ dân phố; xã Tân Quang 12 xóm); huyện Phú Lương (xã Động Đạt 20 xóm) và (xã Yên Lạc 23 xóm).
 
Việc xây dựng các hoạt động của MH nhằm: Cung cấp các dịch vụ CTXH cho người bệnh và gia đình có người mắc bệnh tâm thần (TT), người rối nhiễu tâm trí, người trầm cảm (TC) về tư vấn, hỗ trợ các vấn đề có liên quan đến việc phát hiện, chăm sóc, quản lý người bệnh tại gia đình, CĐ. Qua đó, có thể xây dựng thí điểm MH Lồng ghép các dịch vụ CSSKTT với hệ thống dịch vụ xã hội tại CĐ bao gồm: Sàng lọc, phát hiện sớm, can thiệp tâm lý, hỗ trợ và điều trị TC dựa vào CĐ; Thiết lập một hệ thống chuyển gửi, trao đổi thông tin giữa các dịch vụ xã hội thuộc Sở LĐTBXH và các dịch vụ sức khỏe TT trực thuộc ngành y tế. Đồng thời, hỗ trợ các nhu cầu cần thiết để chăm sóc tốt người TT, người rối nhiễu tâm trí, người TC; Nâng cao nhận thức về chăm sóc dự phòng bệnh TT cho nhóm người có dấu hiệu bệnh TC và rối nhiễu tâm trí.
 
 
Cán bộ Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh Thái NguyênKiểm tra giám sát Dự án Chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người lớn tại cộng đồng.
 
Những hoạt động chủ yếu của MH và kết quả đạt được
 
Theo bà Phùng Thị Thơm - Phó GĐ Trung tâm, Trung tâm đã làm đầu mối chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan như Sở Y tế, Bệnh viện Tâm thần, Trung tâm Điều dưỡng PHCNTTK... tỉnh Thái Nguyên, để triển khai thực hiện MH. Trung tâm đã tham mưu thành lập Tổ công tác liên ngành gồm 9 thành viên, đại diện cho ngành Y tế và ngành LĐTBXH từ cấp tỉnh đến cấp huyện; Nhóm hỗ trợ kỹ thuật tuyến tỉnh gồm 4 thành viên được đào tạo bài bản về CSSKTT. Tổ công tác liên ngành và nhóm Hỗ trợ kỹ thuật tuyến tỉnh đã tổ chức các cuộc họp trong thời gian thực hiện MH, để triển khai các hoạt động và đánh giá kết quả thực hiện MH theo từng giai đoạn; đồng thời đưa ra các giải pháp, hoạt động trợ giúp người TT, rối nhiễu tâm trí, người bệnh TC trên địa bàn tỉnh. 
 
Trung tâm còn Phối hợp với Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triển, Cục Bảo trợ xã hội tổ chức 6 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho 90 cán bộ, nhân viên, cộng tác viên tham gia MH. Đồng thời, hỗ trợ trang thiết bị phục vụ hoạt động cho MH tại 4 xã, phường được xây dựng thí điểm. Các hoạt động của dự án được tiến hành theo nhiều bước và có sự theo dõi chặt chẽ giữa các bên liên quan. 
 
Công tác Tuyên truyền về MH tại CĐ được các nhân viên y tế và cộng tác viên (CTV) y tế, CTV CTXH thực hiện. Trung tâm Bảo trợ và CTXH tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức 12 buổi truyền thông, tập huấn cho 1.200 người dân tại địa bàn 4 xã/phường triển khai MH, nhằm nâng cao nhận thức của người dân về nguyên nhân, ảnh hưởng của bệnh TC đến cuộc sống của họ. Qua các buổi truyền thông, người dân đã được trang bị những kiến thức cơ bản về TC và sẵn sàng tham gia MH triển khai tại CĐ.
 
Tiếp đó, cán bộ Trạm Y tế sẽ sàng lọc tại Trạm Y tế xã, phường và CĐ bằng phiếu SRQ 20, để sàng lọc các đối tượng có nguy cơ TC, khi họ đến khám tại Trạm y tế xã, phường. Còn CTV y tế, CTV CTXH tại thôn, xóm sẽ thực hiện vãng gia để sàng lọc đối tượng trong các nhóm có nguy cơ cao. Sau hơn 2 năm triển khai MH, từ tháng 7/2016 - 2/2019 cán bộ trạm y tế và CTV đã triển khai đánh giá sàng lọc được 3.878 phiếu, trong đó: 2.512 phiếu SRQ 20; 1.366 phiếu PHQ9. Cụ thể: Thực hiện sàng lọc tại cộng đồng 2.698 phiếu; Thực hiện sàng lọc tại Trạm y tế: 1.180 phiếu; Phát hiện 78 trường hợp bệnh nhân có điểm số TC từ 8 điểm trở lên; Đánh giá lại lần 2, lần 3 bằng phiếu PHQ9 tại Trạm y tế: 115 phiếu. Tại 4 xã/phường triển khai MH đã thực hiện sàng lọc tất cả các đối tượng thuộc nhóm có nguy bị TC, phát hiện sớm, tư vấn, hướng dẫn kiểm soát TC theo đúng quy trình đã được hướng dẫn.
 
Ngoài ra, nhân viên y tế còn Đánh giá mức độ TC bằng phiếu WHO DAS tại Trạm y tế. CTV y tế, CTV CTXH sẽ Hướng dẫn người bệnh kiểm soát TC. Đối với những bệnh nhân có điểm số TC từ từ 8 điểm trở lên, CTV sẽ hướng dẫn bệnh nhân sử dụng sách Hướng dẫn các kỹ năng kiểm soát TC và theo dõi, hỗ trợ bệnh nhân theo từng tuần, để giúp bệnh nhân hoàn thành các mục tiêu, kế hoạch cụ thể đã xây dựng trong sách hướng dẫn. Sau hơn 2 năm triển khai MH, đã phát sách hướng dẫn kiểm soát TC cho 78 bệnh nhân phát hiện có điểm số TC, thực hiện hướng dẫn kiểm soát TC thành công cho 32 bệnh nhân.
 
Cán bộ y tế, CTV y tế, CTV CTXH sau khi hướng dẫn bệnh nhân sử dụng sổ tay kiểm soát TC tại gia đình, phải lập hồ sơ quản lý, theo dõi bệnh nhân báo cáo định kỳ hàng tháng vào phần mềm Dropbox, báo cáo tổ công tác liên ngành, nhóm hỗ trợ kỹ thuật tuyến tỉnh. Và cuối cùng là đánh giá, giám sát. Hàng tháng, kỹ thuật viên tuyến tỉnh xuống từng địa bàn hỗ trợ kỹ năng thực hành cho đội ngũ CTV. Trực tiếp giám sát ca đánh giá, hướng dẫn kỹ năng kiểm soát TC của CTV khi làm việc với người bệnh TC. Đồng thời, thực hiện hỗ trợ kỹ thuật thông qua điện thoại, email hàng tuần, đảm bảo việc hỗ trợ cho đội ngũ cán bộ cơ sở, CTV được liên tục và hiệu quả.
 
Những khó khăn hạn chế khi triển khai MH
 
Nhờ có sự quan tâm, chỉ đạo, hướng dẫn của Cục Bảo trợ xã hội, Viện Dân số Sức khỏe và Phát triển, Sở LĐTBXH tỉnh Thái Nguyên và sự quan tâm và phối hợp chặt chẽ của các đơn vị có liên quan...; các cán bộ, nhân viên, CTV CTXH tham gia MH nhiệt tình, có trách nhiệm nên MH CSSKTT dựa vào CĐ tại Thái Nguyên đã được triển khai đúng kế hoạch. 
 
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện MH, vẫn còn có một số khó khăn cần khắc phục như: Gia đình và đối tượng có nguy cơ TC đôi khi không hợp tác với cán bộ, CTV trong quá trình sàng lọc, đánh giá mức độ TC của đối tượng; Người chăm sóc chính đối tượng thiếu kiến thức về TC và SKTT cho nên chưa có kỹ năng và phương pháp chăm sóc, hỗ trợ phù hợp cho người TC; Người dân đôi khi còn ngại khi nói đến SKTT; Cán bộ, nhân viên, CTV CTXH còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình sàng lọc, đánh giá chuyên sâu, trị liệu cho các đối tượng TC nặng; Nhiều CTV ở thôn/xóm tuổi đã cao, việc thực hiện các hoạt động của MH có nhiều hạn chế, phương tiện đi lại khó khăn... Hơn nữa, MH hoạt động không liên tục, có sự ngắt quãng đã ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ cũng như hiệu quả hoạt động; Cán bộ thực hiện MH đã có sự thay đổi do sự điều chuyển công tác, một số CTV không tiếp tục tham gia Dự án..., người thay thế cần có thời gian để tiếp cận, làm quen với công việc mới.
 
Khuyến nghị và đề xuất
 
Từ những thuận lợi và khó khăn trên, Trung tâm Bảo trợ và CTXH tỉnh Thái Nguyên nhận thấy, để triển khai MH rộng khắp và có hiệu quả hơn nữa, thì Cần nâng cao chất lượng và thực hiện mở rộng hoạt động của MH trợ giúp người có vấn đề SKTT tại CĐ. Đặc biệt, chú trọng đến việc phát hiện sớm, tư vấn, hỗ trợ trị liệu cho người có những rối loạn TT thể nhẹ tại CĐ. Muốn người dân hiểu đúng về các rối loạn TT thường gặp, cần đẩy mạnh công tác truyền thông về tầm quan trọng và ảnh hưởng của SKTT đến chất lượng cuộc sống và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở làm công tác CSSKTT. Chú trọng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn sâu cho cán bộ, CTV làm việc trực tiếp với những người có vấn đề về SKTT. Bổ sung, chỉnh sửa nội dung sổ tay hướng dẫn kỹ năng kiểm soát TC cho ngắn gọn, rõ ràng, sát thực, dễ hiểu, gần gũi với người dân hơn.
 
Cuối cùng, cần tăng cường sự phối hợp giữa ngành Y tế và LĐTBXH trong hoạt động CSSKTT cho người dân, để đảm bảo người có vấn đề SKTT được sử dụng thuốc kết hợp với các liệu pháp tư vấn, trị liệu tâm lý… là vô cùng cần thiết.
- Cán bộ Trung tâm Bảo trợ và CTXH tỉnh Thái Nguyên, kiểm tra giám sát tiến độ thực hiện “Mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người lớn dựa vào cộng đồng”. 
 
 

 

Thùy Dương/TC GĐ&TE

Tạm giữ 2 sinh viên nhận bán pháo hoa giả với số lượng lớn

Tạm giữ 2 sinh viên nhận bán pháo hoa giả với số lượng lớn

6 tháng trước

Làm việc với cơ quan chức năng, 2 sinh viên ở Hà Nội khai nhận bán hàng cho một cá nhân ở Hà Tĩnh với mức giá 20.000-50.000 đồng/giàn pháo hoa nhái hàng của Bộ Quốc phòng.