THỨ SÁU, NGÀY 26 THÁNG 04 NĂM 2024 04:25

Vai trò của Quốc hội trong việc giám sát việc thực thi quyền tham gia của trẻ em

13/12/2021 | 14:37
Trách nhiệm giám sát việc thực hiện quyền trẻ em được quy định cụ thể tại Luật Trẻ em 2016 (Điều 79 về “Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp”). Trong thực tế, các khóa 12, 13, 14, 15 của Quốc hội, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội đều có những giám sát chuyên đề về thực hiện quyền trẻ em, tuy chưa có chuyên đề riêng giám sát về quyền tham gia của trẻ em nhưng trong từng chuyên đề giám sát, Ủy ban đều yêu cầu có báo cáo về việc thực hiện quyền tham gia.
Có nhiều mô hình về thực hiện quyền tham gia của trẻ em, trong đó có những mô hình phát huy hiệu quả tốt tại nhiều địa phương. Ảnh: H. Trà/ World Vision Việt Nam.

Có nhiều mô hình về thực hiện quyền tham gia của trẻ em, trong đó có những mô hình phát huy hiệu quả tốt tại nhiều địa phương. Ảnh: H. Trà/ World Vision Việt Nam.

Đặc biệt, nội dung về quyền tham gia được nhấn mạnh, tìm hiểu sâu trong giám sát thực hiện năm 2015 về tình hình thực hiện Luật Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em năm 2004 để phục vụ thẩm tra dự án Luật Trẻ em.

Giám sát thực thi quyền trẻ em được thực hiện qua phương thức giám sát thường xuyên của Ủy ban (theo dõi thực hiện Luật, Chương trình thúc đẩy quyền tham gia; việc các bộ, ngành, địa phương thực hiện các kiến nghị của trẻ em từ các Diễn đàn trẻ em…); trong các hoạt động phối hợp với tổ chức Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF)…

Chia sẻ những nội dung khi tham gia giám sát việc thực thi Quyền Trẻ em tại Việt Nam, bà Nguyễn Thanh Hải – Phó Vụ trưởng Vụ Văn hoá – Giáo dục, Văn phòng Quốc hội nhấn mạnh: Chính sách, quy định về giám sát thực hiện quyền trẻ em nói chung và giám sát thực hiện quyền tham gia của trẻ em tương đối đầy đủ, rõ đơn vị có trách nhiệm giám sát của từng cấp. Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân đặc biệt quan tâm tới trẻ em. Kỹ năng giám sát về quyền trẻ em của đại biểu dân cử và các bên liên quan được tăng cường hơn.

Nhận thức của xã hội, các cấp lãnh đạo, các nhà hoạch định chính sách, người làm công tác quản lý nhà nước về trẻ em, người dân, thầy cô giáo, phụ huynh, bản thân trẻ em về quyền tham gia của trẻ em ngày càng được nâng cao.

Trên thực tế, đã có nhiều mô hình về thực hiện quyền tham gia của trẻ em, trong đó có những mô hình phát huy hiệu quả tốt tại nhiều địa phương.

“Bên cạnh những thuận lợi, kết quả đã đạt đươc, việc thực thi vẫn còn tồn tại những khó khăn, thách thức khi nhiều hoạt động chỉ lấy ý kiến đại diện trẻ em, còn mang tính chất trình diễn, chủ yếu để báo cáo; hoặc lấy ý kiến mà không theo đuổi xem những ý kiến đó được giải quyết như thế nào; hoạt động chưa thường xuyên, kịp thời, đại đa số mới chỉ tiếp nhận qua sự kiện như diễn đàn trẻ em, câu lạc bộ, Hội đồng trẻ em, mạng xã hội; chưa có tổ chức/biện pháp tiếp nhận thường xuyên ý kiến của trẻ em và xử lý phân loại, chuyển gửi các cơ quan giải quyết; Chưa chạm tới các nhóm yếu thế, khó khăn; Còn thiếu kênh phản hồi: Chưa có báo cáo rà soát cụ thể về kết quả tiếp thu/thực hiện/giải quyết ý kiến, kiến nghị của trẻ em; Chưa có nhiều và chưa có sẵn những công cụ hỗ trợ đại biểu dân cử, các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội, các tổ chức làm việc về trẻ em, bảo vệ quyền trẻ em dễ dàng hơn, thuận tiện hơn khi thực hiện vai trò giám sát của mình”, bà Hải cho biết.

Bà Hải cũng đưa ra khuyến nghị: Cần có những nghiên cứu sâu về thực hiện quyền trẻ em tại Việt Nam, trong đó có tính đến yếu tố văn hóa, phù hợp vùng miền để việc tham gia được hiệu quả; Tăng cường phát huy đội ngũ tuyên truyền viên là trẻ em; Tăng cường cung cấp thông tin, giới thiệu mô hình, trao đổi kinh nghiệm trong việc thực hiện quyền tham gia của trẻ em giữa các quốc gia, nhất là trong khu vực, các quốc gia có điều kiện tương đồng với Việt Nam; Tăng cường hỗ trợ kỹ thuật, phối hợp với Đoàn TNCSHCM thúc đẩy hoạt động của Tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em; Có biện pháp thực hiện quyền tham gia của trẻ em trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 như hiện nay; Sớm hoàn thiện hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về trẻ em, trong đó có các thông tin, dữ liệu về thực hiện quyền tham gia của trẻ em.

Vi Hương
Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

5 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...
Ngăn chặn tình trạng xâm hại trẻ em trên môi trường mạng

Ngăn chặn tình trạng xâm hại trẻ em trên môi trường mạng

2 năm trước

Theo thống kê của Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (111), 8 tháng đầu năm 2021 đã có 345 cuộc gọi liên quan đến vấn đề môi trường mạng, tăng 205 cuộc so với cùng kỳ năm...
Cầu nối tâm tư giữa học sinh, phụ huynh và nhà trường

Cầu nối tâm tư giữa học sinh, phụ huynh và nhà trường

2 năm trước

Tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông là hoạt động nhằm hỗ trợ và kịp thời can thiệp khi học sinh gặp những khó khăn về tâm lý, hướng dẫn các em tìm ra cách giải quyết phù...
Làm gì để thúc đẩy sự tham gia của trẻ em?

Làm gì để thúc đẩy sự tham gia của trẻ em?

2 năm trước

Thúc đẩy việc tham gia của trẻ, lắng nghe và chấp nhận trẻ sẽ tạo nên những lợi ích trước mắt cũng như lâu dài trong tiến trình phát triển cá nhân nói riêng và cộng đồng nói chung.