THỨ SÁU, NGÀY 26 THÁNG 04 NĂM 2024 10:46

Vai trò quan trọng của nhân viên công tác xã hội trong hệ thống bảo vệ trẻ em

05/11/2021 | 19:50
Trong hệ thống bảo vệ trẻ em, nhân viên công tác xã hội có vai trò quan trọng trong việc tăng cường hiệu quả của việc can thiệp sớm, giảm thiểu sự tổn hại cho trẻ em bị xâm hại, trẻ em có nguy cơ bị xâm hại.
Nhân viên Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (số 111) tăng cường tư vấn, hỗ trợ sức khỏe tâm thần cho trẻ em trong đại dịch. Ảnh A. Tuấn.

Nhân viên Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (số 111) tăng cường tư vấn, hỗ trợ sức khỏe tâm thần cho trẻ em trong đại dịch. Ảnh A. Tuấn.

Dịch bệnh Covid-19 gây ra những ảnh hưởng nặng nề đến mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có trẻ em, các mục tiêu phát triển toàn diện trẻ em trung hạn và dài hạn cũng đang bị thách thức.

Việt Nam đã nỗ lực cố gắng hạn chế tối đa những thiệt hại, tổn thất do dịch bệnh gây ra, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội cho nhân dân, từng bước khôi phục sản xuất kinh doanh.

Trong lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ trẻ em trong đại dịch, nhân viên công tác xã hội và bộ, ngành, tổ chức, địa phương đã tăng cường các hoạt động truyền thông, giáo dục, tư vấn cho cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em; cung cấp dịch vụ về chăm sóc sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần, bảo vệ trẻ em, phòng ngừa xâm hại trẻ em, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, đặc biệt là việc hỗ trợ, chăm sóc trẻ em mồ côi do ảnh hưởng bởi Covid-19. Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (số 111) đã tăng cường tư vấn, hỗ trợ sức khỏe tâm thần cho trẻ em; tăng cường phối hợp liên ngành, huy động các tổ chức, cộng đồng, các nhóm xã hội thiện nguyện, bác sĩ tình nguyện tạo thành mạng lưới kết nối hỗ trợ trẻ em bị ảnh hưởng bởi Covid-19...

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Hà cho biết, Việt Nam luôn xác định, thực hiện tốt chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội, an ninh con người, tạo chuyển đổi mạnh mẽ trong quản lý phát triển xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống và hạnh phúc của nhân dân; an sinh xã hội, an ninh con người được xác định là yếu tố xuyên suốt trong quá trình phát triển, Việt Nam đã Ban hành Chương trình phát triển công tác xã hội giai đoạn 2021-2030 - tiếp tục đẩy mạnh phát triển công tác xã hội tại các ngành, các cấp, đáp ứng nhu cầu cung cấp dịch vụ công tác xã hội của người dân, hướng tới mục tiêu phát triển xã hội công bằng và hiệu quả.

 

Với vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020 và Chủ tịch Hiệp hội công tác xã hội ASEAN, trước bối cảnh già hóa dân số, biến đổi khí hậu, dịch bệnh và sự phát triển của công nghệ số, Việt Nam đã đề xuất và cùng các nước ASEAN xây dựng Tuyên bố Hà Nội về Thúc đẩy Công tác xã hội hướng đến một Cộng đồng ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng và đã được Cấp cao ASEAN lần thứ 37 thông qua.

Gần đây nhất, Lộ trình ASEAN nhằm thực hiện Tuyên bố Hà Nội đã được Cấp cao ASEAN lần thứ 38 ghi nhận đã xác định các lĩnh vực ưu tiên nhằm hiện thực hóa cam kết của các nhà Lãnh đạo ASEAN được nêu trong Tuyên bố.

Tiếp nối những thành công và nỗ lực của khu vực, Việt Nam cam kết thúc đẩy các hoạt động ở cấp quốc gia để thực hiện Tuyên bố Hà Nội và Lộ trình của Tuyên bố với các giải pháp và hành động cụ thể, hướng tới nâng cao hiệu quả, chất lượng dịch vụ liên quan, trong đó có việc phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em và các chương trình, đề án về trẻ em gồm:

Một là, củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức làm công tác trẻ em, bảo vệ trẻ em theo hướng tinh gọn, hiệu quả, bảo đảm có nhân lực phụ trách công tác trẻ em ở các cơ quan, đơn vị có chức năng thực hiện quyền trẻ em và các cấp chính quyền địa phương, đặc biệt cấp xã;

Hai là, phát huy nguồn nhân lực bao gồm nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp, cán bộ bán chuyên nghiệp và mạng lưới cộng tác viên, tình nguyên viên;

Ba là, tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị quản lý nhà nước và cơ quan tư pháp về phòng ngừa, phát hiện, hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em bị xâm hại và xử lý nghiêm minh các vụ việc, vụ án xâm hại trẻ em;

Bốn là, xây dựng chuẩn năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ trẻ em ở các cấp, các vị trí;

Năm là, xây dựng, triển khai các chương trình tập huấn, đào tạo có hệ thống theo chuẩn năng lực cho cán bộ làm công tác bảo vệ trẻ em, kết hợp các hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Sáu là, chủ động hội nhập và hợp tác quốc tế về quyền trẻ em, dự báo và tích cực giải quyết các vấn đề về trẻ em mang tính toàn cầu và khu vực.

Để có thể điều phối đa ngành trong hỗ trợ trẻ em, đòi hỏi nhân viên công tác xã hội phải được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực. Đầu tư vào phát triển nguồn nhân lực và hệ thống bảo vệ trẻ em không những mang lại cuộc sống hạnh phúc và sự phát triển toàn diện của trẻ em mà còn giúp giảm các chi phi về tài chính cho các quốc gia trong việc giải quyết các hậu quả trước mắt và lâu dài của vấn đề bạo lực, xâm hại trẻ em.

Sau hội nghị Khu vực lần thứ nhất về thực hiện các chiến lược INSPIRE nhằm chấm dứt bạo lực đối với trẻ em được tổ chức tháng 11 năm 2018 tại Campuchia, Việt Nam đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em giai đoạn 2020-2025 nhằm: Tăng cường củng cố và thực thi pháp luật; Hướng dẫn cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ em kiến thức, kỹ năng bảo vệ trẻ em; triển khai chương trình giáo dục làm cha mẹ; Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em; thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em; Tăng cường truyền thông để thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi, quan niệm, chuẩn mực trong việc bảo vệ trẻ em; Tích hợp nội dung giáo dục phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp đối với bạo lực học đường, xâm hại tình dục trẻ em; thực hiện các phương pháp giáo dục tích cực, không bạo lực đối với người học; Nâng cao năng lực, cải thiện chất lượng và khả năng tiếp cận dịch vụ bảo vệ trẻ em, dịch vụ công tác xã hội cho trẻ em, trẻ em bị xâm hại; Xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành về bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em.

Châu Anh Hưng
Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

5 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...
Trừng phạt thể chất và tinh thần là bạo lực trẻ em

Trừng phạt thể chất và tinh thần là bạo lực trẻ em

2 năm trước

Để thu thập thêm ý kiến của trẻ em về dự thảo Luật Phòng chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ), Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) đã thực hiện khảo sát với gần 5.500...
Ô nhiễm không khí cản trở sự phát triển toàn diện của trẻ em

Ô nhiễm không khí cản trở sự phát triển toàn diện của trẻ em

2 năm trước

Ô nhiễm không khí được coi là kẻ giết người vô hình, thầm lặng. Trong lúc chưa tìm được giải pháp vĩ mô giải quyết tình trạng ô nhiễm không khí thì các bậc cha mẹ phải tìm cách để...