THỨ BẨY, NGÀY 20 THÁNG 04 NĂM 2024 08:45

Văn hóa học đường là nền tảng nâng cao chất lượng giáo dục

26/08/2022 | 07:28
Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội vừa tổ chức Hội nghị “Đẩy mạnh công tác xây dựng văn hóa học đường”. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với 64 điểm cầu trong cả nước.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn khẳng định, ngành giáo dục đang triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, tập trung phát triển phẩm chất và năng lực của người học, lấy việc “dạy người” làm trọng tâm. Việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới là giải pháp toàn diện để củng cố, gia tăng tố chất văn hóa và phát triển con người. Trong đó, văn hóa học đường là môi trường quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục người học trở thành những con người phát triển toàn diện đức - trí - thể - mỹ, có lòng yêu nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, có ý thức và trách nhiệm cao với đất nước, với gia đình và cộng đồng.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại Hội nghị

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại Hội nghị

Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thông qua những nội dung chính của Chỉ thị số 08/CT-TTg, ngày 01/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường, triển khai công tác xây dựng văn hóa học đường. Theo đó, Chỉ thị số 08/CT-TTg nêu rõ Văn hóa học đường là một môi trường quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục thế hệ trẻ thành những con người phát triển toàn diện đức - trí - thể - mỹ, có lòng yêu nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, có ý thức và trách nhiệm với đất nước, cộng đồng, gia đình và bản thân. Trong những năm qua, công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, văn hóa, đạo đức, lối sống, lòng yêu nước, tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ luôn được Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành, nhà trường và xã hội quan tâm. Công tác xây dựng văn hóa học đường đã có nhiều chuyển biến tích cực; tạo niềm tin cho xã hội về chất lượng giáo dục, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài góp phần đào tạo nên những thế hệ công dân tốt, có phẩm chất, năng lực, đạo đức, văn hóa đáp ứng yêu cầu của xã hội.

Tuy nhiên, thực tế vẫn còn một bộ phận học sinh, sinh viên, nhà giáo biểu hiện lệch chuẩn về đạo đức, lối sống văn hóa, hành vi ứng xử trên bình diện xã hội và môi trường học đường. Ở một số địa phương, công tác xây dựng văn hóa học đường chưa được các cấp, các ngành quan tâm đúng mức, thường xuyên; việc thực hiện còn mang tính hình thức, chưa đi vào chiều sâu; sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội và các tổ chức đoàn thể trong trường học thiếu chặt chẽ; nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục văn hóa học đường ở một số nơi còn bất cập, thiếu hấp dẫn.

Để khắc phục những hạn chế nêu trên, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về xây dựng nền giáo dục với tư tưởng phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa, con người Việt Nam thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc; tăng đầu tư cho phát triển văn hóa, xây dựng văn hóa học đường tạo môi trường, điều kiện thuận lợi nhất để khơi dậy truyền thống yêu nước, niềm tin, khát vọng, tự hào dân tộc đối với học sinh, sinh viên, tại Chỉ thị số 08/CT-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã giao nhiệm vụ cụ thể cho UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các bộ, ngành lien quan.

Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung trao đổi và thảo luận những giải pháp nhằm thúc đẩy việc xây dựng văn hóa học đường và triển khai trong thực tế một cách toàn diện, hiệu quả Chỉ thị số 08/CT-TTg về tăng cường triển khai công tác văn hóa học đường phù hợp với bối cảnh, tình hình nhiệm vụ mới.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn ghi nhận, đánh giá cao Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các cơ quan có liên quan đã nỗ lực, khẩn trương tham mưu xây dựng Chỉ thị số 08/CT-TTg; đồng thời, đánh giá cao Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong thời gian qua, đã tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh việc giáo dục đạo đức, lối sống, thẩm mỹ, ứng xử, văn hóa và kỹ năng sống cho trẻ em, học sinh, sinh viên.

Để thực hiện tốt công tác xây dựng văn hóa học đường trong thời gian tới, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể chính trị và toàn ngành Giáo dục cần tiếp tục quán triệt về ý nghĩa, tầm quan trọng của xây dựng văn hóa học đường; kiên trì tổ chức thực hiện, phấn đấu đạt các mục tiêu đề ra. Tăng cường tuyên truyền để tạo sự thống nhất về nhận thức, hành động trong thực hiện Chỉ thị 08/CT-TTg. Đồng thời cần nghiên cứu, hoàn thiện lý luận khoa học thực tiễn, tăng cường tuyên truyền để tạo sự thống nhất về nhận thức, hành động, phát huy dân chủ và vai trò đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giáo dục, các thầy giáo, cô giáo; xây dựng văn hóa học đường, tập trung xây dựng một số mô hình điểm và nhân rộng mô hình tốt; thường xuyên theo dõi, động viên, đôn đốc, kiểm tra định kỳ, sơ kết, tổng kết công tác triển khai xây dựng văn hóa học đường để kịp thời định hướng, điều chỉnh cho phù hợp.

Quang cảnh Hội nghị

Quang cảnh Hội nghị

Gắn việc xây dựng và tổ chức thực hiện văn hoá học đường với việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục nói chung và tổ chức thực hiện đổi mới chương trình giáo dục nói riêng. Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục lý tưởng, đạo đức lối sống, giáo dục pháp luật trong nhà trường. Tăng cường và nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động giáo dục giá trị văn hóa, đạo đức, lối sống trong chương trình giáo dục, đào tạo. Phát huy vai trò quan trọng của nhà trường trong tạo dựng các giá trị văn hóa và thiết lập, củng cố, hoàn thiện các nguyên tắc ứng xử. Tập trung xây dựng và hướng dẫn thực hiện các chuẩn mực về văn hóa đạo đức, hành vi ứng xử trong nhà trường, ngoài nhà trường và trên không gian mạng.

Huy động các nguồn lực đầu tư nhằm hoàn thiện, bảo đảm các thiết chế văn hóa trong nhà trường như thư viện, nhà văn hóa, sân vận động; tăng cường các điều kiện hạ tầng, cơ sở vật chất, cập nhật các quy chuẩn xây dựng trường học bảo đảm sinh thái phù hợp với môi trường giáo dục; có giải pháp huy động sự tham gia tích cực của gia đình, cộng đồng xã hội, phát huy vai trò của học sinh, sinh viên trong xây dựng văn hóa học đường. Phát huy tốt vai trò chủ trì, tham mưu, phối hợp huy động sự tham gia của toàn hệ thống chính trị, MTTQ Việt Nam, các đoàn thể, hội khuyến học trong xây dựng văn hóa học đường, nhất là các cơ quan được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ trong Chỉ thị số 08/CT-TTg…

Kim Liên
Khởi động Cuộc thi 'Trường học không ma tuý'

Khởi động Cuộc thi "Trường học không ma tuý"

5 tháng trước

Ngày 4/11, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04) Bộ Công an cho biết đang phối hợp với Ban Khoa giáo, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức cuộc thi "Trường học không ma tuý" dành cho...
Triển khai thí điểm Chương trình Giáo dục mầm non mới bắt đầu từ năm học 2022-2023

Triển khai thí điểm Chương trình Giáo dục mầm non mới bắt đầu từ năm học 2022-2023

1 năm trước

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non trong điều kiện mới và triển khai thí...
Ký kết quy chế phối hợp làm việc giữa Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội và Bộ GD&ĐT

Ký kết quy chế phối hợp làm việc giữa Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội và Bộ GD&ĐT

1 năm trước

Chiều 22/8, tại Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội và Bộ GD&ĐT đã ký kết quy chế phối hợp làm việc giữa hai cơ quan giai đoạn 2021-2026.
Bộ GD-ĐT đẩy mạnh kiểm tra công tác triển khai thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018

Bộ GD-ĐT đẩy mạnh kiểm tra công tác triển khai thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018

1 năm trước

Trong năm học 2022-2023, Bộ GD-ĐT cho biết sẽ đẩy mạnh kiểm tra công tác triển khai thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 tại các cơ sở giáo dục. Chú trọng các nội dung thanh tra,...
“Tài liệu điện tử giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học” - Công cụ để bảo vệ trẻ em trên đường đến trường và về nhà

“Tài liệu điện tử giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học” - Công cụ để bảo vệ trẻ em trên đường đến trường và về nhà

1 năm trước

Lần đầu tiên bộ Tài liệu điện tử an toàn giao thông ở Việt Nam được xây dựng và sử dụng trong giảng dạy an toàn giao thông cho học sinh tiểu học.