THỨ NĂM, NGÀY 25 THÁNG 04 NĂM 2024 01:04

Vì lợi ích tốt nhất của trẻ em

01/02/2022 | 07:08
Việt Nam tự hào là quốc gia đầu tiên ở châu Á, thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước quyền trẻ em. Đến nay, với nỗ lực cao nhất, dành những gì tốt nhất cho trẻ em, Nhà nước Việt Nam đã không ngừng làm hài hòa pháp luật quốc gia với Công ước này…
 
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thăm những trẻ em đang được chăm sóc tại Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh Bình Dương tháng 1/2021.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thăm những trẻ em đang được chăm sóc tại Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh Bình Dương tháng 1/2021.

Việt Nam có đủ khung pháp lý để bảo vệ trẻ em

Hiến pháp của Việt Nam quy định: “Trẻ em được Nhà nước, gia đình, xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em” (khoản 1, Ðiều 37, Hiến pháp năm 2013).

Pháp luật về quyền trẻ em, từ Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em lần đầu được Quốc hội thông qua năm 1991 - ngay sau khi Việt Nam phê chuẩn Công ước, tiếp tục được sửa đổi năm 2004, cho đến Luật Trẻ em năm 2016 đã quy định ngày càng cụ thể, đầy đủ hơn các quyền và bổn phận của trẻ em, trách nhiệm bảo đảm thực hiện quyền trẻ em của các cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình và cá nhân.

Luật Trẻ em năm 2016 quy định đầy đủ các quyền dân sự, chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế của trẻ em phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em và chuẩn mực quốc tế khác về quyền con người, quyền trẻ em. Ðặc biệt, Luật Trẻ em cũng quy định cụ thể về bảo vệ trẻ em và quyền được tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em theo tinh thần Hiến pháp năm 2013.

Trong suốt những năm qua, cùng với Luật Trẻ em - đạo luật cơ bản về quyền trẻ em, các bộ luật, luật khác trong quá trình sửa đổi, bổ sung cũng luôn cập nhật, đáp ứng ngày càng đầy đủ hơn các thông lệ và chuẩn mực quốc tế có liên quan đến quyền trẻ em, như: Hình sự, Tố tụng hình sự, Xử lý vi phạm hành chính, Lao động, Hôn nhân và gia đình, Tổ chức tòa án nhân dân… Các nguyên tắc và yêu cầu về bảo vệ người chưa thành niên trong quá trình tư pháp của các bộ luật, luật này cũng đồng thời chuẩn bị cho một hệ thống tư pháp thân thiện với người chưa thành niên dần định hình.

Cùng với hệ thống pháp luật về quyền trẻ em không ngừng được xây dựng theo hướng ngày càng tiến bộ, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của Việt Nam, nhiều chính sách, chương trình, kế hoạch, đề án được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành và chỉ đạo thực hiện để bảo đảm các quyền của trẻ em được đáp ứng ngày càng đầy đủ hơn và giải quyết các vấn đề trẻ em phát sinh. Ðiều này cho thấy, đường lối nhất quán của Nhà nước Việt Nam đặt trẻ em vào trọng tâm ưu tiên của đầu tư cho xã hội, đầu tư cho trẻ em là đầu tư cho phát triển bền vững và chuẩn bị tốt nhất cho nguồn nhân lực.

Chỉ thị số 20/CT-TW, ngày 5/11/2012 của Bộ Chính trị về việc tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới đã nhấn mạnh: “Chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em là vấn đề có tính chiến lược, lâu dài, góp phần quan trọng vào việc chuẩn bị và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế”.

Với nỗ lực cao nhất, Việt Nam dành những gì tốt nhất cho trẻ em. Ảnh C.A.H

Với nỗ lực cao nhất, Việt Nam dành những gì tốt nhất cho trẻ em. Ảnh C.A.H

Đẩy lùi “đám mây đen” bạo hành, xâm hại trẻ em

Tại các phiên họp của Quốc hội, Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ LÐ-TB&XH Ðào Ngọc Dung nhiều lần khẳng định: Công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở Việt Nam vẫn được coi là điểm sáng bởi chúng ta luôn nhất quán với quan điểm: tập trung ưu tiên cho công tác chăm sóc, giáo dục và tạo môi trường lành mạnh, an vui cho trẻ em. Nhìn lại nhiều số liệu của chúng ta khi so sánh với mặt bằng chung của thế giới và trong khu vực thì chúng ta đạt kết quả rất tốt.

“Trước hết, phải khẳng định nhà nước và nhân dân, các bậc cha mẹ, các thầy cô giáo luôn dành cho trẻ em những tình cảm, những sự chăm lo và phát triển tốt nhất. Trẻ em Việt Nam được sống trong môi trường an lành và phát triển. Tuy nhiên, trong bầu trời chung đó vẫn có những “đám mây đen” phảng phất, dù rất nhỏ nhưng cũng có lúc không cẩn thận sẽ che đi mất bầu trời, che mất mặt trăng. Vì vậy, nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta là làm sao xóa tan những “đám mây đen” đó. Ðây chính là những lời cảnh báo, tuy rất ít nhưng vẫn cần cảnh báo. Nhiệm vụ của chúng ta là phải ngăn chặn, đẩy lùi tới khi không còn nữa”, Bộ trưởng Ðào Ngọc Dung nói.

“Chúng ta có rất nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức làm việc chăm sóc trẻ em, nhưng hình như vẫn còn đang rời rạc. Chung tay nghĩa là tất cả mọi cơ quan, mọi người, cả cộng đồng xã hội phải vì các em, bắt đầu từ các em và chăm lo cho các em. Chăm lo từ việc hoàn thiện thể chế đến việc tổ chức thực hiện chính sách pháp luật” - Tư lệnh ngành LÐ-TB&XH nhấn mạnh và khẳng định: Việt Nam có đủ khung pháp lý để xử lý tình trạng trên, quy định trong Luật Trẻ em và các Nghị định liên quan đã phân công rõ trách nhiệm từng ngành, địa phương. Nhưng công tác tổ chức thực cần nghiêm minh và hiệu quả hơn.

Theo Bộ trưởng, cần phải đổi mới công tác tuyên truyền, thay đổi căn bản từ truyền thống cho đến các cách tiếp cận mới nhất, tuyên truyền từ chính các em, để các em biết phòng ngừa, đề kháng với những cái gì tác động từ bên ngoài.

“Phải xử lý nghiêm tất cả các hành vi vi phạm, xâm hại, bạo lực, đặc biệt là thân thể trẻ em. Người đứng đầu của mọi cơ quan, đơn vị phải trước hết là người chịu trách nhiệm. Nếu như trường nào đó, cơ sở nuôi dưỡng nào đó mà xảy ra thì người đứng đầu ở đó phải chịu trách nhiệm, không đổ lỗi cho ai. Phải xử lý ngay người đứng đầu. Trong gia đình nếu diễn ra bạo lực, xâm hại thì người bố, người mẹ phải chịu trách nhiệm, không đùn đẩy trách nhiệm cho xã hội” - Bộ trưởng yêu cầu xử lý nghiêm minh và cho biết, đối với các vụ bạo hành, xâm hại trẻ em, thời gian tới, Bộ LÐ-TB&XH sẽ kết hợp cùng các đơn vị liên quan phấn đấu thực hiện “3 nhất”, gồm: phát hiện sớm nhất, xử lý nghiêm minh nhất và chăm sóc, hỗ trợ các em tốt nhất.

Châu Giang
Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

5 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...
Những hình thái của “Hổ” trong mỹ thuật cổ Việt Nam

Những hình thái của “Hổ” trong mỹ thuật cổ Việt Nam

2 năm trước

Trong 12 con giáp, hổ là con vật tượng trưng cho sự dũng mãnh, quyền uy và sức mạnh tâm linh huyền bí. Chính vì vậy, hình tượng Hổ luôn có vị trí đặc biệt trong các loại hình văn hoá, tín...
“Nhện nhí” Tom Holland - một trong những ngôi sao trẻ tiềm năng bậc nhất thế giới

“Nhện nhí” Tom Holland - một trong những ngôi sao trẻ tiềm năng bậc nhất thế giới

2 năm trước

Ở thời điểm hiện tại, Tom Holland là một trong những ngôi sao trẻ tiềm năng bậc nhất thế giới. Anh chàng từng khiến cả thế giới dậy sóng khi lần đầu tiên xuất hiện với vai...
Đấu trường âm nhạc 2 hấp dẫn với câu chuyện mới lạ và những bài hát nổi tiếng

Đấu trường âm nhạc 2 hấp dẫn với câu chuyện mới lạ và những bài hát nổi tiếng

2 năm trước

Bộ phim hoạt hình Sing 2 (tựa Việt: Đấu trường âm nhạc 2) với câu chuyện mới đầy cảm động, sẽ chiêu đãi fan hâm mộ một “bữa tiệc âm nhạc” đỉnh cao vào dịp Tết Nhâm Dần.