THỨ BẨY, NGÀY 20 THÁNG 04 NĂM 2024 05:43

Vì sao trẻ em bị bạo hành và xâm hại?

27/08/2022 | 11:26
Dư luận bàng hoàng và phẫn nộ khi gần đây, nhiều trẻ em bị bạo hành và xâm hại dã man bởi chính cha mẹ hoặc người thân của trẻ. Chúng ta cứ nghĩ trẻ em sẽ được an toàn trong vòng tay của cha mẹ và người thân, nhưng sự thật quá đau lòng. TS. Nguyễn Bá Ðạt, Giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường Ðại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Ðại học Quốc gia Hà Nội đã có những chia sẻ về đặc điểm tâm lý tội phạm bạo hành và xâm hại trẻ em.

Đặc điểm tâm lý tội phạm bạo hành, xâm hại trẻ em

Theo TS. Tâm lý Nguyễn Bá Ðạt, những tội phạm có các hành vi bạo lực, xâm hại với trẻ em có thể tuổi ấu thơ những cá nhân đó đã từng chứng kiến hoặc trải nghiệm các hành vi bạo lực, xâm hại, nên có suy nghĩ và niềm tin rằng, bạo lực có thể giải quyết các mâu thuẫn và xung đột.

Khi bản thân từng chịu những hành vi bị bạo lực, xâm hại hồi nhỏ, đứng trước các hoàn cảnh khác nhau, họ sẽ có xu hướng trừng phạt, tấn công và có các hành vi xâm hại đến thể chất cũng như tinh thần đối với trẻ em.

Tuy nhiên, không phải ai từng bị bạo lực cũng sẽ gây ra bạo lực. Vấn đề bạo hành và xâm hại trẻ em chủ yếu đến từ nhận thức sai lầm về pháp luật, đặc biệt là về quyền của trẻ em. Rất nhiều người chưa hiểu và nắm rõ các quyền của trẻ em.

Ngoài ra, dưới góc độ tâm lý, sở dĩ trẻ em là đối tượng bị nhiều người bạo hành và xâm hại là do các em ở vị thế thấp hơn, không có khả năng chống cự và tự bảo vệ bản thân, các em chỉ có thể chịu trận - đây là điều kiện thuận lợi để tội phạm bạo hành và xâm hại trẻ em có cơ hội phát triển. Do vậy, chúng ta cần có những chính sách, hoạt động và biện pháp cụ thể để bảo vệ trẻ em tránh bị xâm hại, chịu đựng hành vi bạo lực của người lớn. Và trong nhiều trường hợp, người lớn do không kiểm soát được cảm xúc, do mất lý trí nên không thể dừng được hành vi đánh đập trẻ, xâm hại trẻ một cách nhẫn tâm.

TS. Nguyễn Bá Ðạt, Giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường Ðại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Ðại học Quốc gia Hà Nội.

TS. Nguyễn Bá Ðạt, Giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường Ðại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Ðại học Quốc gia Hà Nội.

Cha mẹ có thể làm gì để ngăn chặn các hành vi bạo hành trẻ em?

Khả năng tự bảo vệ và lên tiếng về hành vi xâm hại của người lớn với bản thân rất là thấp, bởi trẻ em sợ bị trả thù, bị đe dọa. Dưới góc nhìn của một chuyên gia tâm lý, TS. Tâm lý Nguyễn Bá Ðạt cho rằng, việc bảo vệ trẻ em, nhất là những trẻ nhỏ phụ thuộc phần lớn vào cộng đồng, người lớn, đặc biệt là người thân trong gia đình của trẻ. Các tổ chức, đoàn thể, tổ chức xã hội, địa phương, người dân cần lên tiếng mạnh mẽ và đồng bộ để tạo ra một môi trường an toàn cho trẻ em. Khi cả cộng đồng cùng đồng thuận nói “KHÔNG” với bạo lực và mắng chửi trẻ em thì đó chính là một biện pháp phòng ngừa rất tốt.

Bênh cạnh đó, pháp luật cần xử phạt nghiêm minh những hành vi bạo hành và xâm hại trẻ em để răn đe và phòng ngừa.

Cha mẹ, người thân của trẻ phải luôn để mắt đến các tình huống có thể gây hại cho con như khi trẻ ở một mình, bởi người bạo hành, xâm hại trẻ em có thể là hàng xóm, người thân… Có rất nhiều nguy cơ trẻ bị bạo hành hay xâm hại tiềm ẩn, nên trước khi gửi con cho ai, bạn cần cân nhắc và đánh giá - người bạn gửi trông con có đáng tin cậy không, người này từng có tiền sử về bạo lực với trẻ em không…

Trong thời gian vừa qua, báo chí đưa tin một hai trường hợp, giáo viên, nhân viên làm công tác chăm sóc, trông trẻ có hành vi bạo hành với trẻ, để hạn chế điều này, chúng ta cần tổ chức tập huấn, nâng cao năng lực về bảo vệ trẻ em, thảo luận chuyên môn để giảm bớt sự căng thẳng trong chăm sóc và giáo dục trẻ. Ðây là những hành động hết sức cụ thể và thiết thực, đã được nhiều tổ chức quan tâm thực hiện, tuy nhiên những hoạt động này cần được tổ chức thường xuyên hơn, chứ không chỉ theo phong trào - TS. Tâm lý Nguyễn Bá Ðạt nhấn mạnh.

Vụ bé gái 8 tuổi bị người tình của bố bạo hành đến chết cho đến nay vẫn đang tiếp tục được điều tra để xét xử. Ảnh: TL

Vụ bé gái 8 tuổi bị người tình của bố bạo hành đến chết cho đến nay vẫn đang tiếp tục được điều tra để xét xử. Ảnh: TL

Tại phiên giải trình về “Tăng cường thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực trẻ em” diễn ra tháng 2/2022, do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục chủ trì phối hợp với Ủy ban Tư pháp và Ủy ban Xã hội tổ chức, thống kê của Tổng đài 111 cho thấy, trẻ em bị bạo lực bởi người thân trong gia đình chiếm tỷ lệ cao nhất, 72,84% (tăng 5,3% so với năm 2020). Báo cáo của Bộ Công an cũng cho biết, năm 2021, trên toàn quốc đã phát hiện 1.914 vụ xâm hại trẻ em, với 2.198 đối tượng, xâm hại 1.987 em, giảm 31 vụ so với năm 2020.

Thanh Huyền
Khai mạc tuần Văn hóa - Du lịch Gia Lai năm 2023

Khai mạc tuần Văn hóa - Du lịch Gia Lai năm 2023

4 tháng trước

Tại Quảng trường Đại đoàn kết, thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai, tối 11/11 đã khai mạc Tuần Văn hóa-Du lịch, liên hoan trình diễn cồng chiêng Tây Nguyên Gia Lai 2023 với chủ đề “Gia...
29 năm ngày thành lập Báo Lao động & Xã hội

29 năm ngày thành lập Báo Lao động & Xã hội

1 năm trước

29 năm trước, vào ngày 25/8/1993, Báo Lao động và Xã hội (LĐ&XH) ra mắt bạn đọc cả nước (24/8 tại Hà Nội, 25/8 tại TP.HCM). Trải qua nhiều khó khăn những ngày đầu thành lập, Báo đã nhanh...
Diễn đàn Thanh niên tình nguyện ASEAN mở rộng - Thúc đẩy tinh thần thiện nguyện trong giới trẻ

Diễn đàn Thanh niên tình nguyện ASEAN mở rộng - Thúc đẩy tinh thần thiện nguyện trong giới trẻ

1 năm trước

Ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức Diễn đàn Thanh niên tình nguyện ASEAN mở rộng và Giải thưởng Thanh niên tình nguyện ASEAN mở rộng năm 2022...
Hà Nội: Không bắt buộc học sinh mua đồng phục mới

Hà Nội: Không bắt buộc học sinh mua đồng phục mới

1 năm trước

Theo văn bản hướng dẫn việc tổ chức các hoạt động đầu năm học 2022-2023. Sở GD&ĐT Hà Nội lưu ý các nhà trường không bắt buộc học sinh mua đồng phục mới, có thể cung cấp mẫu để...
Gần 460 học sinh và giáo viên ở Quảng Nam diễn tập ứng phó với sóng thần

Gần 460 học sinh và giáo viên ở Quảng Nam diễn tập ứng phó với sóng thần

1 năm trước

Vừa qua, Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng chống thiên tai và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã phối hợp với Trung tâm Động lực học Thủy khí Môi trường, Trường Đại học...