THỨ BẨY, NGÀY 20 THÁNG 04 NĂM 2024 05:04

Vì sao trẻ sơ sinh hay mắc bệnh viêm tai giữa?

17/01/2023 | 07:21
Theo thống kê, có khoảng 50% trẻ mắc viêm tai giữa ít nhất một lần trong năm đầu đời.
Giữ vệ sinh tai cho trẻ sạch sẽ có thể giúp phòng bệnh viêm tai giữa.

Giữ vệ sinh tai cho trẻ sạch sẽ có thể giúp phòng bệnh viêm tai giữa.

Vòi nhĩ ngắn, hẹp, dễ phù nề

Chia sẻ về lý do trẻ dễ mắc viêm tai giữa, điều dưỡng Nguyễn Thị Ánh Hồng - Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, tác nhân gây bệnh có thể là phế cầu, Hemophilusinfluenzae (HI), liên cầu khuẩn nhóm A, tụ cầu vàng hoặc virus hợp bào hô hấp.

Trong đó, có những yếu tố khiến trẻ gặp nguy cơ mắc viêm tai giữa cao hơn. Trước hết là do môi trường sống như thời tiết thay đổi đột ngột, mưa ẩm. Khói xe, khói thuốc lá, thuốc lào, than, bụi bẩn. Ngoài ra, trẻ mới đi học mẫu giáo, cai sữa hoặc thay đổi chế độ ăn dặm cũng có nguy cơ mắc viêm tai giữa.

Trẻ nhiễm khuẩn hô hấp cấp, dị ứng, hoặc bất thường sọ mặt như khe hở vòm, hội chứng Down cũng là những nguyên nhân góp phần gây viêm tai giữa.

Bên cạnh đó, một yếu tố khác là do cấu trúc tai trẻ chưa hoàn chỉnh. Tai trong của trẻ sẽ được kết nối với mặt sau cổ họng bằng vòi nhĩ. Bình thường, vòi nhĩ khi nuốt sẽ mở cho phép chất lỏng cùng các tạp chất dư thừa thoát khỏi tai.

Khi vòi nhĩ bị tắc sẽ khiến chất thải không thoát được. Hậu quả là vi khuẩn hoặc dịch sẽ kẹt lại bên trong tai gây nhiễm trùng. Trẻ em có vòi nhĩ ngắn hẹp, dễ phù nề hơn người lớn nên dễ bị tắc.

Lý giải về nguyên nhân gây viêm tai giữa, điều dưỡng Ánh Hồng thông tin, có thể là do rối loạn chức năng vòi nhĩ. Hoặc, trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp như: Viêm mũi họng, viêm amidan, viêm VA, viêm xoang.

Trẻ bị viêm tai giữa cấp thường xuất hiện đau tai, ù tai, giảm thính lực, có thể chảy mủ tai kèm theo sổ mũi, hắt hơi, ho. Trẻ cũng sẽ sốt nhẹ hoặc sốt cao, ăn kém, bỏ bú, nôn trớ, rối loạn tiêu hóa, quấy khóc, khó ngủ. Trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa có biểu hiện quấy, ăn kém, khóc, có thể có sốt. Tuy nhiên, với viêm tai giữa ứ dịch thì sẽ không có biểu hiện rõ.

Do đó, cha mẹ cần chú ý tới chế độ vệ sinh trong trường hợp trẻ bị viêm tai giữa. Nếu tai trẻ chảy dịch mủ, cha mẹ cần làm sạch cho con. Lưu ý không nên lau quá sâu. Không dùng bông nút kín tai. Nên để dịch thoát ra ngoài tự nhiên. Không nên để nước vào tai.

Ngoài ra, cần rửa mũi cho trẻ 2 - 3 lần/ngày bằng nước muối sinh lý ấm. Về chế độ ăn uống, cần cho trẻ ăn thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu. Đồng thời, cho trẻ ăn theo nhu cầu, chia nhiều bữa trong ngày và uống thêm các loại nước hoa quả. Đối với trẻ dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn, cần cho trẻ bú tăng số lần lên.

Phụ huynh cần cho trẻ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Trong trường hợp trẻ sốt, cần chườm ấm cho bé, mặc quần áo mỏng, thấm mồ hôi. Ở phòng thoáng mát, không đóng kín cửa.

Đồng thời, kết hợp dùng thuốc hạ sốt, giảm đau nếu thân nhiệt trẻ trên 38,5 độ C. Thuốc cần được uống cách nhau 4 - 6 giờ theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

Cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám khi bé có một trong các biểu hiện như: Đau tai tăng lên; Sốt cao liên tục, dùng thuốc hạ sốt và chườm ấm không đỡ. Hoặc, trẻ quấy khóc nhiều, bỏ ăn, bỏ bú, nôn nhiều, đi ngoài nhiều lần trong ngày. Dấu hiệu khác là tình trạng bệnh của trẻ không tốt lên sau 2 ngày điều trị.

Tai giữa bình thường (bên trái) và viêm tai giữa ứ dịch.

Tai giữa bình thường (bên trái) và viêm tai giữa ứ dịch.

Chẩn đoán trẻ viêm tai giữa

Để phòng bệnh viêm tai giữa, các chuyên gia khuyến cáo, trẻ cần được giữ ấm cơ thể, nhất là cổ, gan bàn chân khi thời tiết lạnh. Cha mẹ nên vệ sinh mũi họng sạch sẽ cho trẻ để phòng tránh viêm mũi họng. Đồng thời, hướng dẫn trẻ bỏ thói quen cho tay vào miệng, ngoáy mũi. Điều trị sớm các bệnh viêm mũi họng, VA, Amidan… Bảo đảm môi trường sống tránh khói bụi, ẩm mốc, chật chội.

Trong khi đó, bác sĩ Tăng Thị Minh Thu – Khoa Nhi, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết, để chẩn đoán viêm tai giữa, cần kết hợp giữa biểu hiện lâm sàng và khai thác bệnh sử.

Sau đó, các bác sĩ sẽ khám nội soi tai mũi họng đánh giá tình trạng tổn thương trong tai, màng nhĩ khi viêm sẽ xung huyết hay bên trong hòm nhĩ xuất hiện dịch gây màng nhĩ phồng, mất nón sáng, ứ mủ hay thủng màng nhĩ làm mủ chảy ra ống tai ngoài.

Đồng thời, đánh giá các dấu hiệu nhiễm trùng đường hô hấp kết hợp. Trẻ cũng sẽ được đo nhĩ lượng và thính lực đánh giá chức năng tai. Từ đó, kiểm tra xem có bị mất thính lực hay không.

Hiện, điều trị bằng thuốc là lựa chọn phổ biến nhất. Trẻ bị viêm tai giữa có thể sử dụng thuốc kháng sinh, chống viêm giảm phù nề, giảm đau, hạ sốt. Ngoài ra, kết hợp nhỏ mũi, hút rửa mũi, nhỏ tai và làm thuốc tai khi màng nhĩ thủng.

Nhờ đó, ngăn tình trạng bít tắc ống tai do mủ. Thời gian dùng thuốc là từ 1 đến 2 tuần. Bác sĩ Minh Thu nhấn mạnh, cần cho trẻ dùng thuốc chuyên khoa theo chỉ định.

Tuyệt đối không lạm dụng kháng sinh khi chưa được bác sĩ chỉ định vì gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến trẻ sau này. Việc dùng thuốc cần căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh và các bệnh liên quan như viêm họng cúm, viêm xoang, viêm mũi.

Trẻ viêm tai giữa có thể được chỉ định chích nhĩ trong trường hợp cấp ứ mủ gây sốt cao, quấy khóc nhiều, hoặc cấp ứ mủ đã điều trị không đáp ứng. Một số trường hợp khác gồm: Viêm tai giữa cấp ứ mủ giai đoạn dọa vỡ mủ; Viêm tai giữa cấp ứ mủ đe dọa biến chứng viêm xương chũm cấp.

Trong khi đó, phương pháp đặt ống thông khí được chỉ định trong trường hợp viêm tai giữa cấp dai dẳng, tái diễn nhiều lần (từ 4 lần trở lên trong 6 tháng). Hoặc, viêm tai giữa cấp tính mà bệnh nhân không thể điều trị được kháng sinh toàn thân (dị ứng thuốc). Trường hợp khác là viêm tai giữa cấp gây các biến chứng: viêm xương chũm cấp, liệt mặt, biến chứng nội sọ.

Theo bác sĩ Minh Thu, nếu không được điều trị hoặc không đáp ứng tốt với điều trị, tình trạng nhiễm trùng tai có thể lây lan sang các mô lân cận. Từ đó, gây viêm xương chũm dẫn đến tổn thương xương.

Đồng thời, lây lan sang mô khác trong hộp sọ, gây ra biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, áp xe não, viêm tĩnh mạch bên, xuất ngoại, liệt mặt ngoại biên. Biến chứng khác là viêm tai giữa mạn tính gây chảy mủ tai, nghe kém, ù tai, chóng mặt; Giảm và mất thính lực. Trẻ cũng có thể bị chậm nói, chậm phát triển kỹ năng giao tiếp xã hội và phát triển.

Theo giaoducthoidai.vn
“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

5 tháng trước

“Nằm vo tròn như một thai nhi trong bụng mẹ, tôi cảm giác mình sắp chết, không còn chút hi vọng nào có thể sống sót để kể lại câu chuyện này cho bất kỳ ai”.
Đề xuất cấp căn cước công dân cho trẻ dưới 6 tuổi

Đề xuất cấp căn cước công dân cho trẻ dưới 6 tuổi

1 năm trước

Dự thảo Luật Căn cước công dân (CCCD) mới đề xuất trẻ dưới 6 tuổi nhưng chưa đăng ký khai sinh thì được cấp CCCD đồng thời khi đăng ký khai sinh.
Bảo vệ, bảo đảm quyền được vui chơi, giải trí của trẻ em

Bảo vệ, bảo đảm quyền được vui chơi, giải trí của trẻ em

1 năm trước

Trẻ em là tương lai của đất nước. Chính vì vậy, Ðảng và Nhà nước ta luôn coi việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em là một trong những nhiệm vụ, chiến lược được ưu tiên hàng...
Bảo mẫu đánh bé 6 tháng tuổi dập não bị bắt khẩn cấp

Bảo mẫu đánh bé 6 tháng tuổi dập não bị bắt khẩn cấp

1 năm trước

Ngày 15/1, Võ Thị Mỹ Linh, 30 tuổi - bảo mẫu đánh bé trai 6 tháng tuổi dập não, bị Công an quận Bình Tân bắt khẩn cấp để điều tra, làm rõ hành vi bạo hành. Tại cơ quan điều tra, Linh khai, bé...
Tết Việt xưa và nay tại Home Hanoi Xuan 2023

Tết Việt xưa và nay tại Home Hanoi Xuan 2023

1 năm trước

Sự kiện sẽ diễn ra từ ngày 13/1-25/1 (tức từ ngày 22 tháng Chạp đến ngày 4 tháng Giêng) tại khu đô thị Mailand Hanoi City (Bắc An Khánh, đại lộ Thăng Long, huyện Hoài Đức, Hà Nội).