THỨ BẨY, NGÀY 27 THÁNG 04 NĂM 2024 01:57

Viện Pháp và Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức tọa đàm Hướng tới một nền kinh tế xanh

10/12/2022 | 06:47
9h sáng ngày 12/12, tại Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Pháp và Khoa Các Khoa học liên ngành - Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức tọa đàm Hướng tới một nền kinh tế xanh, với sự tham gia của các diễn giả: Ông Denis Lacroix, kỹ sư nông nghiệp, Viện Nghiên cứu Khai thác Biển, PGS. TS Nguyễn Ngọc Trực, ĐHQGHN, TS Đỗ Xuân Đức, ĐHQGHN, TS Bùi Thị Thanh Hương, ĐHQGHN và TS Trần Thị Thanh Hà, ĐH Tây Bắc.

Theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), nền kinh tế xanh là một nền kinh tế nhằm “cải thiện đời sống con người và công bằng xã hội đồng thời giảm thiểu đáng kể những hiểm họa môi trường và sự khan hiếm tài nguyên” (UNEP, 2010). Đơn giản nhất, đặc điểm của nền kinh tế xanh là có lượng phát thải khí carbon thấp, sử dụng tài nguyên hợp lý và tạo điều kiện hòa nhập xã hội. Trong mô hình kinh tế này, tăng trưởng thu nhập và cơ hội việc làm phải đến từ các khoản đầu tư công và tư để giảm thiểu lượng phát thải khí carbon và ô nhiễm, tăng cường sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên và nâng cao hiệu quả năng lượng, đồng thời ngăn chặn đà suy giảm đa dạng sinh học và các dịch vụ môi trường.

Các diễn giả tham gia chương trình gồm:

hình s_ ki_n

TS. Đỗ Xuân Đức, giảng viên Bộ môn Biến đổi khí hậu và Khoa học bền vững, Khoa Các khoa học liên ngành - ĐHQGHN. Lĩnh vực nghiên cứu và đào tạo: Sức khỏe môi trường, An ninh môi trường, Giáo dục môi trường; Phát triển xanh, Toán tin ứng dụng trong môi trường. Thầy là người tâm huyết trong NCKH và giảng dạy để lan tỏa động lực học tập không ngừng nghỉ cho NCS, học viên, sinh viên.

TS. Trần Thị Thanh Hà, TS chuyên ngành Địa lý học, giảng viên Bộ môn Địa lý, Khoa Khoa học Xã hội, ĐH Tây Bắc. Lĩnh vực nghiên cứu và đào tạo: Địa lý Nhân văn; Quản lý Tài nguyên Môi trường (Quản lý chất thải, Độc học và Sức khoẻ môi trường). Cô là giảng viên tâm huyết trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Là người tận tụy trong việc hướng dẫn SV nghiên cứu khoa học; là tấm gương tự học tự nghiên cứu cho HS SV.

PGS.TS Nguyễn Ngọc Trực tốt nghiệp đại học tại Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN. Ông hoàn thành chương trình tiến sĩ tại Sofia, Bulgaria rồi tiếp tục trở về công tác tại ĐHQGHN sau đó. Ông là chuyên gia trong lĩnh vực kỹ thuật hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu. Ông tập trung nghiên cứu về tái sử dụng phế thải công nghiệp cho mục đích phát triển vật liệu xây dựng xanh, đặc biệt là công nghệ thu hồi các thành phần hữu ích từ phế thải công nghiệp như tro xỉ nhiệt điện, tro xỉ các nhà máy phân bón và gang thép. Bên cạnh đó, ông cũng đã thành công với những sáng chế về công nghệ ứng phó với biến đổi khí hậu phục vụ phát triển bền vững, như công trình dân dụng chống nhiễm mặn, kỹ thuật phát triển hạ tầng trên nền đất yếu nhiễm mặn…

TS. Bùi Thị Thanh Hương, Phó trưởng Ban điều hành CLB Các nhà khoa học của ĐHQGHN, giảng viên Bộ môn BĐKH và Khoa học bền vững, Khoa Các khoa học liên ngành - ĐHQGHN. Lĩnh vực nghiên cứu chính: biến đổi khí hậu, giáo dục vì mục tiêu phát triển bền vững và đặc biệt là tái tuần hoàn rác thải. Cô là giảng viên tâm huyết với truyền lửa cho sinh viên sáng tạo khởi nghiệp vì cộng đồng  trong bối cảnh nền kinh tế xanh, bền vững.

Ông Denis Lacroix là nhà nghiên cứu khoa học biển và kỹ sư nông nghiệp chuyên nuôi trồng thủy sản. Ông dành sự quan tâm đặc biệt đến lĩnh vực hải dương học, sinh học biển và sinh thái ven biển. Năm 2006, ông đã sáng lập vị trí Giám sát phát triển trong Ban quản lý của Viện hải dương học Ifremer (Brest, Pháp). Ông đã tham gia điều hành và là đồng chỉ đạo của nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến kinh tế xanh và kinh tế biển và là đồng tác giả của nhiều cuốn sách như “La montée de la mer d’ici 2100” (Mực nước biển dâng cao đến năm 2100), “Énergies renouvelables marines” (Năng lượng tái tạo biển), “Les ressources minérales marines profondes” (Tài nguyên khoáng sản biển sâu),…

Thanh Huyền
Khởi động Cuộc thi 'Trường học không ma tuý'

Khởi động Cuộc thi "Trường học không ma tuý"

5 tháng trước

Ngày 4/11, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04) Bộ Công an cho biết đang phối hợp với Ban Khoa giáo, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức cuộc thi "Trường học không ma tuý" dành cho...
Mỹ cấp phép dùng vaccine cải tiến cho trẻ em từ 6 tháng tuổi

Mỹ cấp phép dùng vaccine cải tiến cho trẻ em từ 6 tháng tuổi

1 năm trước

Tháng trước, một nghiên cứu cho thấy việc tiêm mũi tăng cường bằng những vaccine cải tiến giúp tăng khả năng bảo vệ trước những biến thể phụ ở những người đã tiêm bằng tới...
Phát động cuộc thi ''Thử thách công dân số - Youth Digital Citizen Challenge 2022''

Phát động cuộc thi ''Thử thách công dân số - Youth Digital Citizen Challenge 2022''

1 năm trước

Cuộc thi “Thử thách Công dân số 2022 - Youth Digital Citizen Challenge 2022” nhằm khuyến khích thanh niên phát triển các sản phẩm, dịch vụ công nghệ, sáng kiến truyền thông để hỗ trợ...
8,1 tỷ đồng hỗ trợ trẻ mắc teo cơ tủy tại Việt Nam

8,1 tỷ đồng hỗ trợ trẻ mắc teo cơ tủy tại Việt Nam

1 năm trước

Sáng 9/12, tại Hà Nội, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam (Bộ LĐ-TB&XH) và Công ty TNHH Novartis Việt Nam phối hợp tổ chức hội thảo khoa học và lễ ký kết Thỏa thuận hợp tác “Nâng cao nhận...
'Đại dịch bạo lực' phủ bóng trường học thế giới

"Đại dịch bạo lực" phủ bóng trường học thế giới

1 năm trước

Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, ước tính mỗi năm, 246 triệu trẻ em bị bạo lực trong và xung quanh trường học.