THỨ BA, NGÀY 23 THÁNG 04 NĂM 2024 12:29

Việt Nam đạt được những tiến bộ to lớn trong công tác trẻ em

01/12/2022 | 10:56
“Trong vài thập kỷ qua, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ to lớn trong việc đảm bảo trẻ em trên toàn quốc được khỏe mạnh, an toàn, được giáo dục và được tạo điều kiện thuận lợi để phát huy hết tiềm năng của mình”, bà Catherine M.Russell - Giám đốc điều hành UNICEF đánh giá về công tác trẻ em của Việt Nam. Bà cũng khẳng định, “UNICEF sẽ tiếp tục hợp tác với Chính phủ và các đối tác để tất cả trẻ em, đặc biệt là những em dễ bị tổn thương nhất được tiếp cận với các dịch vụ và những hỗ trợ cần thiết”.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tiếp bà Catherine M.Russell nhân chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tiếp bà Catherine M.Russell nhân chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.

Bảo đảm việc thực hiện quyền trẻ em ở mức đáp ứng cao nhất

Tại buổi tiếp bà Catherine M.Russell, nhân chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, Phó Thủ tướng Vũ Ðức Ðam nhấn mạnh, công tác trẻ em của Việt Nam trong thời gian qua đã đạt được kết quả khả quan trên các mặt. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành và triển khai nhiều chính sách, chương trình, kế hoạch, đề án về trẻ em, nhằm bảo đảm việc thực hiện quyền trẻ em ở mức đáp ứng cao nhất của điều kiện kinh tế, xã hội trong từng giai đoạn; giải quyết kịp thời các vấn đề trẻ em truyền thống hoặc phát sinh; thực hiện các mục tiêu Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, trong đó có các mục tiêu về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Công tác bảo vệ trẻ em chuyển biến rõ rệt với tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp tăng hằng năm, năm 2022 ước 74%, tăng 2% so với năm 2021. Chăm sóc sức khỏe trẻ em được thực hiện đồng bộ, hiệu quả với 100% trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí, 95% trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vaccine. Giáo dục trẻ em đạt được những kết quả quan trọng như phổ cập cho trẻ 5 tuổi đi học Mẫu giáo, trẻ đi học Tiểu học, Trung học cơ sở đúng độ tuổi.

Ðặc biệt, trong bối cảnh khó khăn do dịch bệnh, phải linh hoạt tổ chức dạy và học, năm học 2021-2022 vẫn cơ bản thành công tốt đẹp. Ðời sống văn hóa, tinh thần, vui chơi giải trí, môi trường giao tiếp xã hội của trẻ em ngày càng phong phú, đa dạng với Trung tâm văn hóa cấp tỉnh, huyện, xã, thôn, tạo sân chơi lành mạnh cho trẻ em.

Quyền tham gia của trẻ em tiếp tục được quan tâm, chú trọng; tiếng nói, nguyện vọng của các em được lắng nghe, đáp ứng. Diễn đàn trẻ em các cấp được tổ chức hàng năm, diễn đàn trẻ em quốc gia được tổ chức 2 năm một lần với trên 1,7 triệu lượt trẻ em tham gia ở diễn dàn các cấp.

Giám đốc điều hành UNICEF Catherine M.Russell đánh giá Việt Nam là một trong những quốc gia tiên phong phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em (CRC), tích cực tham gia các liên minh và các phong trào toàn cầu về quyền trẻ em.

Cùng với đó, hệ thống chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em và quyền tham gia của trẻ em không ngừng được hoàn thiện từng bước và ở mức cao nhất có thể, hài hòa với CRC và các chuẩn mực của các Công ước, điều ước quốc tế về trẻ em mà Việt Nam là thành viên.

Bà Russell làm việc với Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Hà và lãnh đạo một số 
đơn vị thuộc Bộ.

Bà Russell làm việc với Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Hà và lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ.

Ưu tiên hỗ trợ xây dựng và tăng cường hệ thống bảo vệ trẻ em tại Việt Nam

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, vẫn còn nhiều trẻ em phải đối mặt với tình trạng đói nghèo và không được tiếp cận với các dịch vụ bảo vệ và các dịch vụ cơ bản, bao gồm cả trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em có cha mẹ đi làm xa nhà và trẻ em khuyết tật. Tình trạng này ngày càng trầm trọng hơn do tác động của đại dịch Covid-19. Ước tính có khoảng 230.000 trẻ em Việt Nam bị suy dinh dưỡng nặng. Và có tới 90% trẻ bị suy dinh dưỡng nặng không được điều trị, làm cho các em có nguy cơ bị tử vong cao hơn hoặc bị ảnh hưởng suốt đời về thể chất và nhận thức. UNICEF đang vận động đưa điều trị suy dinh dưỡng nặng và suy dinh dưỡng mãn tính vào Chương trình bảo hiểm y tế quốc gia và tăng cường trợ cấp trợ xã hội để ngăn ngừa suy dinh dưỡng xảy ra.

Ngoài ra, vẫn còn nhiều trẻ em nghèo không được học tập hoặc việc học tập bị gián đoạn do đại dịch Covid-19. Rủi ro khác mà trẻ em phải đối mặt là tác động của biến đổi khí hậu và Việt Nam nằm trong số các quốc gia dễ bị thiên tai nhất thế giới, bao gồm lũ lụt và sạt lở đất. “Các tác động của biến đổi khí hậu đã gây ra mối đe dọa chưa từng có đối với sức khỏe, dinh dưỡng, sự sống và phát triển của trẻ em trên toàn thế giới”, bà Russel phát biểu. “Ðầu tư vào việc nâng cao khả năng thích ứng và khả năng phục hồi là mấu chốt để giải quyết các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu cũng như những bất bình đẳng mà biến đổi khí hậu gây ra trong tương lai”. Giám đốc Ðiều hành UNICEF đánh giá cao cam kết của Chính phủ trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu và những rủi ro mà biến đổi khí hậu gây ra cho trẻ em, đặc biệt ở trẻ em dễ bị tổn thương nhất.

Bà Russell đến thăm trung tâm y tế và bệnh viện tại Gia Lai - nơi trẻ em suy dinh dưỡng nặng được khám và điều trị .

Bà Russell đến thăm trung tâm y tế và bệnh viện tại Gia Lai - nơi trẻ em suy dinh dưỡng nặng được khám và điều trị .

Giám đốc điều hành UNICEF Catherine M.Russell chia sẻ, với vai trò là một cơ quan của Liên hợp quốc trong công tác thúc đẩy và bảo vệ quyền trẻ em, UNICEF sẽ tiếp tục đồng hành và hỗ trợ hiệu quả cho Việt Nam trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trong thời gian tới; huy động sự ủng hộ của các tổ chức quốc tế, quốc gia và các bên liên quan để giải quyết những thách thức và khó khăn trong bối cảnh mới nhằm thể hiện vai trò của Việt Nam trong Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, tăng cường hội nhập quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực quyền trẻ em.

“UNICEF nói riêng và các cơ quan trong hệ thống Liên hợp quốc nói chung ưu tiên hỗ trợ Việt Nam trong việc xây dựng và tăng cường hệ thống bảo vệ trẻ em tại Việt Nam, bao gồm tăng cường hệ thống pháp lý, phát triển hệ thống dịch vụ bảo vệ trẻ em ba cấp độ, tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ trẻ em; phát hiện, hỗ trợ và can thiệp những trường hợp trẻ em bị xâm hại và có nguy cơ bị xâm hại, bạo lực” - bà Catherine M.Russell khẳng định.

Thời gian qua, UNICEF đã tích cực hỗ trợ Việt Nam trong phòng, chống dịch Covid-19, đặc biệt hỗ trợ vận chuyển hơn 70 triệu liều vaccine phòng dịch từ Chương trình COVAX; hỗ trợ, giúp tìm nguồn vaccine cho trẻ em; hỗ trợ trang thiết bị phục vụ tiêm chủng và nâng cao năng lực tiêm chủng quốc gia... góp phần quan trọng vào công tác phòng, chống dịch. Bên cạnh đó, Việt Nam và UNICEF đã bắt đầu triển khai Chương trình quốc gia giai đoạn 2022-2026 với tổng ngân sách dự kiến 70 triệu USD, hầu hết là viện trợ không hoàn lại.

Thảo Vân/ Ảnh: UNICEF/Việt Hùng
Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

5 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...
Kỳ 3: Tiết lộ rùng mình của người bán về món đồ 'dân chơi' học đường mê mẩn

Kỳ 3: Tiết lộ rùng mình của người bán về món đồ "dân chơi" học đường mê mẩn

1 năm trước

Sau những tin nhắn trên mạng xã hội, PV VietNamNet trong vai người mua hàng đã có cuộc gặp trực tiếp với người chuyên bán thuốc lá điện tử. Tại đây, người này đã tiết lộ những...
Kỳ 2: Độc tố đáng sợ mua dễ như rau, học sinh thi nhau đặt hàng

Kỳ 2: Độc tố đáng sợ mua dễ như rau, học sinh thi nhau đặt hàng

1 năm trước

Sử dụng thuốc lá điện tử, nhiều người trẻ nhập viện trong tình trạng co giật, tím tái. Có ca bị tổn thương đa tạng, hôn mê sâu. Tuy nhiên, việc mua sản phẩm này lại rất dễ dàng.
Kỳ 1: Thứ đáng sợ tràn vào trường, nam sinh thử một lần bất tỉnh nhân sự

Kỳ 1: Thứ đáng sợ tràn vào trường, nam sinh thử một lần bất tỉnh nhân sự

1 năm trước

Sau khi hút thử một hơi, T. lịm đi, sùi bọt mép, chân tay co quắp, lên gân. Mọi người hô hoán, đưa T. vào bệnh viện. Hai ngày sau, T. hồi tỉnh nhưng lại rơi vào trạng thái sợ hãi tột độ.