THỨ SÁU, NGÀY 19 THÁNG 04 NĂM 2024 07:29

Việt Nam nằm trong số các nước dẫn đầu khu vực châu Á về đảm bảo sự tham gia của trẻ em gái vào đời sống chính trị và chính sách

06/11/2021 | 07:08
Báo cáo nghiên cứu các cơ hội của trẻ em gái và phụ nữ tại 19 nước châu Á và 14 nước Thái Bình Dương do Plan International thực hiện cho thấy: Việt Nam dẫn đầu khu vực trong lĩnh vực Luật pháp và Chính sách và đứng thứ hai trong lĩnh vực Khả năng đại diện và Tiếng nói chính trị.
pl

“Báo cáo Trẻ em gái khu vực châu Á - Thái Bình Dương 2021: Tiếng nói, Lựa chọn và Sức mạnh” tiếp nối Báo cáo năm 2020 của tổ chức Plan International về khả năng lãnh đạo của trẻ em gái và phụ nữ trẻ trong khu vực. Báo cáo nghiên cứu các cơ hội của trẻ em gái và phụ nữ tại 19 nước châu Á và 14 nước Thái Bình Dương. Chỉ số trẻ em gái lãnh đạo khu vực châu Á được đo lường trên sáu lĩnh vực: Giáo dục, Sức khỏe, Cơ hội Kinh tế, Bảo vệ, Khả năng đại diện và Tiếng nói chính trị, và Luật pháp và Chính sách. 

Kể từ khi Chương trình Nghị sự 2030 vì Sự Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc được ký kết vào năm 2015, các quốc gia trên khắp thế giới đã cam kết đảm bảo sự phát triển bình đẳng và toàn diện cho trẻ em gái và phụ nữ trẻ.

Trẻ em gái và phụ nữ trẻ trên toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang tham gia vào các hoạt động xã hội vì bình đẳng giới của thanh thiếu niên. Những nỗ lực đó đã thành công thay đổi những thái độ và quan điểm phân biệt đối xử về giới đã tồn tại từ lâu và đảm bảo rằng trẻ em gái có thể nêu lên tiếng nói của mình và phát triển năng lực lãnh đạo nhiều hơn nữa.

Báo cáo Trẻ em gái châu Á - Thái Bình Dương 2021 trình bày chi tiết về các hoạt động xã hội hiện nay của nữ thanh thiếu niên vì bình đẳng giới, hòa nhập xã hội và hiện trạng lãnh đạo của trẻ em gái ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Báo cáo cũng cho thấy những tác động của đại dịch Covid-19 đến các nỗ lực hoạt động xã hội do thanh thiếu niên lãnh đạo.

Năm nay, nghiên cứu của Plan International tập trung vào khả năng lãnh đạo của trẻ em gái, đặc biệt là lĩnh vực Đại diện và Tiếng nói chính trị trong Chỉ số trẻ em gái lãnh đạo châu Á - Thái Bình Dương. Nghiên cứu cũng tập trung vào các nỗ lực tham gia trong quá khứ và hiện tại của các nhà hoạt động là trẻ em gái và phụ nữ trẻ, những động lực cho sự tham gia trong tương lai và phản ứng của các chính phủ đối với hoạt động xã hội của nữ thanh thiếu niên.

Plan International Việt Nam trao quyền cho trẻ em gái.

Plan International Việt Nam trao quyền cho trẻ em gái.

Trong số 19 nước khu vực châu Á, Việt Nam đứng thứ 4 về tổng chỉ số với 0,712 điểm, giảm so với mức điểm 0,721 công bố năm 2020. Tuy nhiên, Việt Nam dẫn đầu khu vực trong lĩnh vực Luật pháp và Chính sách và đứng thứ hai trong lĩnh vực Khả năng đại diện và Tiếng nói chính trị.

Lĩnh vực Luật pháp và Chính sách được tính toán dựa trên các chỉ số về thừa kế, trả lương bình đẳng, quấy rối tình dục, kết hôn trẻ em, và bạo lực gia đình. Ở lĩnh vực này, Việt Nam đạt 1,000 điểm, đứng đầu khu vực châu Á cùng với Phi-líp-pin và Thái Lan.

Lĩnh vực Khả năng đại diện và Tiếng nói chính trị được tính toán dựa trên các chỉ số về tỉ lệ đại diện trong quốc hội, sự bình đẳng khi làm chứng trước tòa, và tỉ lệ đăng ký khai sinh cho trẻ em gái. Ở lĩnh vực này, Việt Nam đạt 0,773 điểm, xếp thứ hai khu vực châu Á sau Singapore.

Các chỉ số Sức khỏe và Giáo dục của Việt Nam cũng tăng so với chỉ số công bố năm 2020. Trong khi chỉ số về Bảo vệ không thay đổi, chỉ số Cơ hội Kinh tế của trẻ em gái Việt Nam giảm nhẹ, đứng thứ 10 trong khu vực.

Báo cáo Trẻ em gái khu vực châu Á - Thái Bình Dương 2021 nhấn mạnh rằng hoạt động xã hội của giới trẻ ở châu Á - Thái Bình Dương có vai trò thiết yếu trong đảm bảo bình đẳng giới và quyền lãnh đạo của trẻ em gái, qua đó khuyến khích các chính phủ và các tổ chức xã hội dân sự hỗ trợ trẻ em gái và phụ nữ trẻ phát triển và nêu lên tiếng nói của mình.

Bà Bhagyashri Dengle, Giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương của tổ chức Plan International cho biết: “Chúng ta phải tạo ra một không gian an toàn, toàn diện và cởi mở để các em gái có thể nêu lên tiếng nói của mình, lan tỏa thông điệp về đảm bảo các quyền bình đẳng cho tất cả mọi người và phát triển sức mạnh tập thể cũng như cá nhân”.

Tại Việt Nam, Plan International đã hoạt động từ năm 1993, tập trung hỗ trợ trẻ em và thanh thiếu niên bị thiệt thòi, đặc biệt là trẻ em gái vị thành niên, để họ bắt đầu cuộc sống và lớn lên khỏe mạnh, định hướng tương lai của chính mình. Tham vọng của Plan International là tới năm 2022, 2 triệu trẻ em gái ở Việt Nam có thể học hỏi, lãnh đạo, quyết định và phát triển.

Thảo Vân
Khai mạc tuần Văn hóa - Du lịch Gia Lai năm 2023

Khai mạc tuần Văn hóa - Du lịch Gia Lai năm 2023

4 tháng trước

Tại Quảng trường Đại đoàn kết, thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai, tối 11/11 đã khai mạc Tuần Văn hóa-Du lịch, liên hoan trình diễn cồng chiêng Tây Nguyên Gia Lai 2023 với chủ đề “Gia...
Ươm mầm tài năng của trẻ em gái và thúc đẩy vai trò lãnh đạo của giới nữ trong bối cảnh Covid-19

Ươm mầm tài năng của trẻ em gái và thúc đẩy vai trò lãnh đạo của giới nữ trong bối cảnh Covid-19

2 năm trước

Nhân Ngày Quốc tế Trẻ em gái (11/10), Chương trình Sức khỏe Thanh thiếu niên của AstraZeneca (YHP) tham gia chiến dịch Trao quyền cho trẻ em gái của Plan International trên toàn cầu nhằm kêu gọi...
Quan tâm, thúc đẩy quyền của trẻ em gái dân tộc thiểu số

Quan tâm, thúc đẩy quyền của trẻ em gái dân tộc thiểu số

2 năm trước

Những năm gần đây, nước ta đã đạt được kết quả đáng ghi nhận trong việc thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em gái, trong đó có trẻ em gái vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các em...
Chung tay vì môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em gái

Chung tay vì môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em gái

2 năm trước

Với chủ đề “Chung tay vì môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em gái”, cuộc thi viết “Các vấn đề gia đình thời nay” lần thứ XI được triển khai từ ngày 1/10 đến 1/12/2021.