THỨ BẨY, NGÀY 20 THÁNG 04 NĂM 2024 06:43

Xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn ngay hôm nay

12/02/2022 | 11:00
Đại dịch COVID-19 đã đặt ra nhiều thách thức cho toàn thế giới. Các bạn trẻ, đặc biệt là trẻ em gái và nữ thanh niên cũng phải chịu các tác động không nhỏ. Trong hơn 2 năm diễn ra đại dịch, các bạn trẻ không chỉ chịu ảnh hưởng về sức khỏe thể chất và tinh thần mà còn gặp những thách thức lớn về kinh tế, cơ hội học tập và nguy cơ bạo lực trên cơ sở giới trên mạng và ngoài đời thực.
Huyền, 14 tuổi ở Lai Châu tham gia sáng kiến Mơ về tương lai tốt đẹp hơn.

Huyền, 14 tuổi ở Lai Châu tham gia sáng kiến "Mơ về tương lai tốt đẹp hơn".

Bà Bhagyashri Dengle, Giám đốc điều hành khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Tổ chức Plan International cho biết: Chúng tôi rất lo ngại khi các bạn trẻ trong khu vực phải chịu những ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch COVID-19 từ năm 2020. Bước sang năm thứ 3 của đại dịch, các bạn càng phải đối mặt với những vấn đề mới và phức tạp hơn. Trẻ em gái cần sự hỗ trợ tích cực từ Chính phủ và các tổ chức.

Thông qua các sáng kiến “Mơ về tương lai tốt đẹp hơn” (Imagine) và “Ngay hôm nay” (Better Today), Plan International đã tích cực trao đổi, lắng nghe các bạn trẻ trên khắp thế giới, trong đó có các bạn gái đến từ Việt Nam, để hiểu hơn về cuộc sống của các em trong đại dịch, các hoạt động xã hội các em tham gia, cũng như mong muốn của các em về một thế giới tốt đẹp hơn sau đại dịch

Sáng kiến cấp toàn cầu của Plan International “Mơ về tương lai tốt đẹp hơn” nhằm khuyến khích các em gái trên khắp thế giới chia sẻ mong muốn, nguyện vọng của mình về một thế giới hậu COVID. Quyên, 13 tuổi, đến từ Quảng Trị, chia sẻ, “Đại dịch cũng là cơ hội để mọi người cùng nhìn lại và thay đổi cuộc sống tốt đẹp hơn. Trẻ em gái cần học tập tốt và nói lên tiếng nói của mình. Em muốn trẻ em và trẻ em gái được chăm sóc y tế đầy đủ.”

Huyền, 14 tuổi, đến từ Lai Châu, nhấn mạnh: "Em mơ về một thế giới nơi mọi người đối xử tốt với nhau, trẻ em gái có thể quyết định tương lai của chính mình, nơi cả gia đình em đều được tiêm vaccine và sống khỏe mạnh".

Báo cáo "Ngay hôm nay" tổng hợp lại trải nghiệm cũng như sáng kiến của các bạn thanh niên thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương sau 2 năm sống chung với đại dịch Covid-19. Để thực hiện báo cáo, 09 thanh niên từ 05 nước (Việt Nam, Bangladesh, Cambodia, Nepal, Indonesia) được tổ chức Plan mời tham gia các buổi chia sẻ bằng hình thức trực tuyến. Qua đó, các bạn lắng nghe câu chuyện từ nhiều nơi khác nhau trong khu vực, gửi thư chia sẻ, trao đổi những bức ảnh với thông điệp ý nghĩa. Báo cáo "Ngay hôm nay" thể hiện rõ nét tinh thần của đại diện thanh niên trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương - Dù đại dịch Covid-19 mang đến vô vàn khó khăn, thậm chí mất mát nhưng với vai trò là thanh niên, thế hệ của tương lai, các bạn quyết không đứng yên cam chịu hay thụ động chờ tương lai tới. Các bạn muốn một cuộc sống tốt đẹp hơn ngay hôm nay, và các bạn đã bắt tay vào thực hiện các sáng kiến để xây dựng mơ ước đó. Báo cáo nêu bật những dự án từ nhiều nước trong khu vực nhằm giảm nhẹ ảnh hưởng của đại dịch, từ việc chăm sóc sức khỏe tinh thần, đảm bảo việc học tập hiệu quả trong thời gian giãn cách xã hội, cho đến các hoạt động lớn hơn nhằm gây quỹ cho cộng đồng.

Tiên, 24 tuổi tham gia chống dịch tại TP. HCM.

Tiên, 24 tuổi tham gia chống dịch tại TP. HCM.

Tiên, 24 tuổi, đến từ Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: “Sáng kiến “Ngay hôm nay” là cầu nối để em và các bạn trẻ khắp khu vực tiến lại gần nhau hơn, từ người lạ trở thành bạn bè. Chúng em chia sẻ với nhau về cuộc sống trong đại dịch qua những lá thư và những bức ảnh. Qua đó, em được biết thêm về những hoạt động xã hội mà các bạn đang thực hiện để đóng góp cho cộng đồng.”

Chúng ta cần đảm bảo rằng trẻ em và thanh niên, đặc biệt là các em khuyết tật, nghèo khó hoặc các nhóm yếu thế khác, được tham gia và ưu tiên trong các chương trình hoạt động nhằm giảm thiểu và giải quyết các ảnh hưởng tiêu cực của COVID-19.

Ở Việt Nam, khi việc hạn chế di chuyển được áp dụng để phòng dịch, các bạn trẻ tham gia vào nhiều mô hình hoạt động của Plan International Việt Nam như câu lạc bộ Thủ lĩnh của sự thay đổi, Câu lạc bộ trẻ em gái và Ban tham vấn thanh niên đã sử dụng mạng xã hội để kết nối và đưa ra nhiều sáng kiến hoạt động trực tuyến để cùng giúp đỡ nhau vượt qua các khó khăn.

Trong bức thư gửi bạn ở Cam-pu-chia, Phương Anh, 23 tuổi, đến từ Hà Nội, viết: “Thay vì chờ đợi một ngày hoàn hảo sẽ không bao giờ đến, mình chọn tận hưởng cuộc sống tốt dần lên mỗi ngày. Một ngày mai tốt đẹp hơn đối với mình chỉ đơn giản là khi mọi người có thể chấp nhận những khó khăn và bất toàn trong cuộc sống và nỗ lực làm điều tốt nhất.”

Cùng với báo cáo “Ngay hôm nay”, Plan International cũng kêu gọi các bạn trẻ trong khu vực cùng tham gia chia sẻ các trải nghiệm, suy nghĩ và mong đợi của mình đối với một thế giới hậu COVID-19 trên mạng xã hội, sử dụng hashtag #BetterToday và #PlanABetterToday. Plan International cam kết hành động để đảm bảo trẻ em và thanh niên không bị bỏ lại phía sau.

Châu Anh Hưng
Khai mạc tuần Văn hóa - Du lịch Gia Lai năm 2023

Khai mạc tuần Văn hóa - Du lịch Gia Lai năm 2023

4 tháng trước

Tại Quảng trường Đại đoàn kết, thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai, tối 11/11 đã khai mạc Tuần Văn hóa-Du lịch, liên hoan trình diễn cồng chiêng Tây Nguyên Gia Lai 2023 với chủ đề “Gia...
Nghệ An: Bé trai 10 tuổi tử vong trong nhà là do tai nạn

Nghệ An: Bé trai 10 tuổi tử vong trong nhà là do tai nạn

2 năm trước

Cơ quan chức năng Nghệ An, đã xác định, em Trần Tiến Đ. (11 tuổi, trú xóm Tân Tiến, học sinh trường tiểu học Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) tử vong do tai nạn rủi ro.
Hà Nội không còn địa bàn “vùng cam”

Hà Nội không còn địa bàn “vùng cam”

2 năm trước

Theo đánh giá cấp độ dịch trong phòng, chống Covid-19 của TP. Hà Nội được công bố tối 11/2, số xã, phường cấp độ 1 là 536 (chiếm gần 93%); cấp độ 2 là 43 (hơn 7%). Toàn TP. Hà Nội không...
Phê duyệt Chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình đến năm 2030

Phê duyệt Chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình đến năm 2030

2 năm trước

Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình đến năm 2030.