THỨ SÁU, NGÀY 26 THÁNG 04 NĂM 2024 08:10

Xây dựng văn hóa học đường không chỉ là nhiệm vụ của nhà trường

16/05/2023 | 10:31
Văn hoá học đường là môi trường quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục học sinh trở thành những con người phát triển toàn diện đức - trí - thể - mỹ, có ý thức và trách nhiệm với chính bản thân mình, với gia đình và cộng đồng. Xây dựng văn hóa học đường không chỉ là nhiệm vụ của nhà trường, mà là trách nhiệm của toàn xã hội, của mỗi gia đình và của chính các em học sinh.
Xây dựng văn hóa học đường là nhiệm vụ chung của toàn xã hội.

Xây dựng văn hóa học đường là nhiệm vụ chung của toàn xã hội.

Văn hóa học đường là môi trường quan trọng để rèn luyện nhân cách

Thời gian gần đây, những sự việc học sinh cãi tay đôi với giáo viên, giáo viên đánh chửi học sinh, phụ huynh đánh thầy cô, cùng các vụ bạo lực học đường diễn ra liên tiếp với tính chất nghiêm trọng khiến dư luận xã hội không ngừng “dậy sóng”. Ðặc biệt, nhiều học sinh bị đánh hội đồng, bị làm nhục, bị tung clip lên mạng xã hội với những bình luận khiếm nhã... Nhiều bậc cha mẹ cảm thấy lo lắng khi con đến trường. Văn hóa học đường xuống cấp nghiêm trọng khiến cho tất cả mọi người đều không thể bàng quan.

Ðể khắc phục tình trạng này, thời gian qua, ngành Giáo dục đã ban hành các quyết định và kế hoạch tăng cường công tác xây dựng văn hóa học đường trên phạm vi toàn quốc. Một số giải pháp cấp thiết đã được triển khai như tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vị trí, vai trò của văn hóa học đường. Rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về công tác giáo dục văn hóa học đường bảo đảm bám sát định hướng của Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, trong đó chú trọng các quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên; quy chế đánh giá hạnh kiểm, kết quả học tập, rèn luyện của học sinh, sinh viên; khuyến khích tinh thần tự đọc, tự học tạo cơ sở để người học cập nhật tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực, hoàn thiện bản thân…

Ðồng thời, đổi mới dạy và học môn đạo đức, giáo dục công dân, sinh hoạt Ðoàn, Ðội. Xây dựng văn hóa học đường gắn với công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; khơi dậy tinh thần thi đua học tập, rèn luyện; ước mơ, hoài bão, ý chí, khát vọng vươn lên lập thân, lập nghiệp; giáo dục cho học sinh, sinh viên hình thành năng lực cảm thụ, đánh giá các giá trị văn hóa, truyền thống thông qua các tác phẩm văn hóa, nghệ thuật; có ý thức tiếp thu, gìn giữ những giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống của dân tộc. Ða dạng hóa nội dung, phương pháp, hình thức trong hoạt động giảng dạy và hoạt động văn hóa, văn nghệ thể thao đáp ứng nhu cầu hưởng thụ các giá trị văn hóa tinh thần của mọi học sinh...

Triển khai Phòng Công tác xã hội/ tư vấn tâm lý để chăm sóc sức khỏe tinh thần và xây dựng môi trường giáo dục an toàn và hạnh phúc cho các em học sinh...

Tuy nhiên, hầu hết các giải pháp này còn nặng về lý thuyết, chưa đi sâu đi sát tới từng em học sinh. Nhiều trường học coi trọng việc giáo dục kiến thức cho học sinh hơn việc giáo dục trẻ nhân cách sống.

Văn hóa học đường giúp học sinh THPT ứng xử văn minh hơn.

Văn hóa học đường giúp học sinh THPT ứng xử văn minh hơn.

Cùng con xây dựng văn hóa học đường

Xây dựng văn hóa học đường, đặc biệt để đẩy lùi tệ nạn bạo lực học đường không chỉ là nhiệm vụ của riêng ngành Giáo dục, đây là nhiệm vụ chung của toàn xã hội, trong đó, vai trò của các bậc cha mẹ và chính các em học sinh là vô cùng quan trọng.

Hầu hết các bậc phụ huynh ngày nay đều rất đầu tư cho giáo dục. Họ cố gắng chọn trường tốt nhất cho con trong điều kiện có thể, tìm thầy cô giỏi để con theo học, mua cho con những thiết bị học tập tốt nhất, cho con tham gia các câu lạc bộ khoa học, thể thao, văn nghệ… Ðồng thời, không quên cung cấp cho trẻ các kỹ năng sống cần thiết để phát triển bản thân.

Phụ huynh cũng chú trọng giáo dục con em mình cư xử đúng mực, lễ phép với thầy cô, hòa nhã với bạn bè; tuân thủ pháp luật và nội quy trường học. Mặt khác, nhiều cha mẹ đã trang bị cho con những bí kíp quan trọng để phòng, chống bị bạo lực học đường. Tuy nhiên, rất ít người để ý và dạy con không được phép bắt nạt bạn.

Trẻ thường không bị bắt nạt bởi một bạn, mà rất nhiều bạn. Tính ra, số học sinh bắt nạt bạn nhiều gấp nhiều lần số học sinh bị bắt nạt. Do đó, các bậc phụ huynh không nên chỉ chú trọng việc làm thế nào để con mình không bị bắt nạt mà cần giáo dục con nghiêm khắc để trẻ không bắt nạt bạn hoặc tham gia vào các nhóm bắt nạt. Bắt nạt hay đánh bạn là hành vi xấu cần phải loại bỏ khỏi môi trường giáo dục văn minh.

Ðể làm được điều này, trước hết, các bậc cha mẹ cần dành thời gian để lắng nghe và chia sẻ với trẻ các vấn đề ở trường học. Hướng dẫn trẻ học cách kiểm soát cảm xúc, nói không với bạo lực.

Cùng với thầy cô giáo, cha mẹ hãy giáo dục cho trẻ biết yêu thương, tôn trọng bản thân mình cũng như tôn trọng người khác; có lòng bao dung, vị tha; có kỹ năng sống tốt, biết hóa giải, thương lượng và giải quyết vấn đề...

Khi trẻ bị bắt nạt hoặc đi bắt nạt bạn, cha mẹ cần tích cực phối hợp nhà trường để có thể giải quyết vấn đề một cách hợp tình, hợp lý, thỏa đáng nhất.

Khi được hỏi về ước mong một môi trường giáo dục như thế nào, hầu hết các bậc phụ huynh đều cho biết, họ mong muốn con đến trường được thầy yêu, bạn mến, được học tập và vui chơi trong một môi trường giáo dục thân thiện và lành mạnh. Để “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, cha mẹ, học sinh và nhà trường cần phối kết hợp tốt để có thể xây dựng được một môi trường văn hóa học đường thân thiện và lành mạnh.

Phương Anh
Khởi động Cuộc thi 'Trường học không ma tuý'

Khởi động Cuộc thi "Trường học không ma tuý"

5 tháng trước

Ngày 4/11, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04) Bộ Công an cho biết đang phối hợp với Ban Khoa giáo, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức cuộc thi "Trường học không ma tuý" dành cho...
Bình Phước: Thành lập mô hình điểm câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi”

Bình Phước: Thành lập mô hình điểm câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi”

11 tháng trước

Mô hình câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” nhằm trang bị cho trẻ em, thanh thiếu niên kiến thức, kỹ năng liên quan đến bình đẳng giới và bảo vệ trẻ em.
Thiếu nhi thi đua học tập và làm theo lời Bác

Thiếu nhi thi đua học tập và làm theo lời Bác

11 tháng trước

Những năm qua, phong trào “Thiếu nhi Việt Nam thi đua làm theo 5 điều Bác Hồ dạy” được cụ thể hóa bằng nhiều hoạt động phong phú, đa dạng và phù hợp đã tạo sức lan tỏa rộng khắp...
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 có hơn một triệu thí sinh đăng ký dự thi

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 có hơn một triệu thí sinh đăng ký dự thi

11 tháng trước

Tính đến ngày 13/5, có hơn một triệu thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2023 thành công.