THỨ NĂM, NGÀY 25 THÁNG 04 NĂM 2024 10:56

Xin chữ đầu năm: Nét đẹp văn hóa thể hiện truyền thống hiếu học của dân tộc

03/02/2022 | 09:27
Xin và cho chữ đầu năm là phong tục không thể thiếu đối với nhiều người Việt Nam trong những ngày đầu xuân mới. Ngày nay, giới trẻ đang nỗ lực giữ gìn nét văn hoá truyền thống tốt đẹp này của dân tộc.
Xin và cho chữ đầu năm - nét đẹp văn hoá của người Việt. Ảnh minh hoạ/INT

Xin và cho chữ đầu năm - nét đẹp văn hoá của người Việt. Ảnh minh hoạ/INT

Cùng với tục khai bút đầu năm, người Việt Nam vẫn giữ được thói quen xin chữ và cho chữ vào những ngày đầu năm mới. Nhà thư pháp Cung Khắc Lược, một trong tứ trụ thư pháp Việt Nam nhấn mạnh: Tuy mỗi thời đều có sự phát triển, đến nay xin chữ đầu năm vẫn là nét văn hoá truyền thống tốt đẹp nhất của người dân mỗi độ xuân về.

Nhiều người trẻ chuộng xin chữ đầu năm

Từ khi con 5 tuổi, vợ chồng anh Xuân Nam (Long Biên, Hà Nội) đều đưa 2 con trai sinh đôi đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám xin chữ vào mùng 3 Tết. Năm nay đặc biệt hơn là con anh Quỳnh chuẩn bị vào lớp một nên anh xin chữ Trí. Anh mong con sẽ có trí trong học hành và cũng là cho con thấy một nét đẹp văn hoá đầu năm.

Cũng giống như anh Nam, những năm gần đây việc xin chữ đầu năm đã trở thành một trào lưu của người trẻ, tạo thành văn hoá chơi chữ mới. Những con chữ như rồng bay phượng múa hiện lên qua các nét bút điêu luyện khiến cho việc xin chữ ngoài ý nghĩa xin được chữ còn là để thưởng thức khả năng viết chữ đẹp của người cho chữ.

Theo ông Nguyễn Minh Châu (Câu lạc bộ thư họa Unesco Hà Nội), xưa kia các chữ được xin thường là chữ Hán Nôm. Nhưng vài năm gần đây người trẻ tuổi thường xin cả chữ Quốc ngữ vì loại chữ này có ưu thế là thông dụng, dễ đọc, dễ hiểu. Nhất là với đại đa số người trẻ thì chữ Nho không chỉ có mặt chữ lạ lẫm, lại mang nhiều tầng ý nghĩa khó hiểu.

Còn ông Nguyễn Minh Thu (Câu lạc bộ thư pháp Chùa Hương) cho biết: Tùy vào cá tính, nghề nghiệp, lứa tuổi người trẻ tuổi đi xin chữ xin những chữ khác nhau. Với học sinh, sinh viên hay người đi học, họ thường xin chữ Trí, Thành, Tài, Khoa, Đạt. Người trẻ tuổi buôn bán, kinh doanh thường xin chữ Lộc, Tín, Phát. Người trẻ tuổi cầu thành công xin chữ Thành chữ Đạt, muốn rèn luyện khả năng chịu đựng xin chữ Nhẫn. Họ còn xin chữ Thọ, Khang về tặng ông bà, xin Hiếu về tặng cha mẹ và xin chữ Phúc, Tâm về treo ở nhà.

Hoàng Văn Thông được cấp thẻ ngồi cho chữ trong Hồ Văn khi mới 22 tuổi, đang là sinh viên ĐH Kiến trúc Hà Nội. Ảnh: Tư liệu

Hoàng Văn Thông được cấp thẻ ngồi cho chữ trong Hồ Văn khi mới 22 tuổi, đang là sinh viên ĐH Kiến trúc Hà Nội. Ảnh: Tư liệu

Xuất hiện nhiều “ông đồ” trẻ

Thường niên, từ ngày mùng 2 Tết, ở một số tuyến phố Hà Nội như Bà Triệu, Hồ Văn, Văn Miếu Quốc Tử Giám bắt đầu diễn ra hoạt động xin chữ và cho chữ đầu năm. Ấn tượng nhất là ở Văn Miếu Quốc Tử Giám và Hồ Văn. Đến đây, không khí rất náo nhiệt của người đến xin chữ, đông đúc và hồ hởi. Ngày Tết cũng trở nên ấm áp hơn với sắc đỏ sắc vàng của giấy viết, của nét chữ ông đồ và nét tươi vui hân hoan của người viết chữ như ý muốn, cầu mong một năm mới an khang, vạn sự như ý.

Anh Lê Văn Khuyến (30 tuổi) – một “ông đồ” trên phố Quốc Tử Gíam cho biết: Trước đây, chưa bao giờ nghĩ mình sẽ thành “ông đồ”, chỉ đến năm cấp ba xem một người viết thư pháp thấy rất thích và khi vào năm thứ nhất đại học tôi đã đi học viết thư pháp. Thực tế cho thấy, khi văn hoá thư pháp trở nên phổ biến hơn, có rất nhiều người trẻ tuổi thật sự đam mê với vốn văn hoá cổ truyền đặc sắc của dân tộc.

Xưa kia người được xin chữ là những nho sĩ, thầy giáo, thầy đồ có tiếng hiền tài, đức độ, học rộng biết nhiều, viết chữ đẹp. Người xin chữ vừa mong được phúc của người cho chữ, vừa mong xin được chữ đúng với tâm nguyện phấn đấu của gia đình, bản thân.

Ngày nay, bên cạnh những ông đồ lớn tuổi áo the, khăn xếp, các “ông đồ” trẻ với hình ảnh hiện đại và con chữ bay bổng xuất hiện ngày một nhiều. Họ là người lưu giữ và kế thừa nét văn hoá độc đáo của dân tộc, với việc tạo cho mình cái thần lực trên đầu bút.

Theo giaoducthoidai.vn
Mang hơi ấm đến với trẻ em vùng cao tại 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái

Mang hơi ấm đến với trẻ em vùng cao tại 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái

4 tháng trước

Nhằm động viên, chia sẻ và đồng hành cùng nhà trường và các em học sinh vùng khó khăn, các nhà hảo tâm đã tổ chức Chương trình “Chia sẻ yêu thương” lần thứ 20 tại xã Phình Hồ...
Giáo dục văn hoá Tết cổ truyền của dân tộc cho học sinh

Giáo dục văn hoá Tết cổ truyền của dân tộc cho học sinh

2 năm trước

Nhiều cơ sở giáo dục giáo dục học sinh về Tết cổ truyền thông qua nhiều hoạt động thiết thực và ý nghĩa.
Hà Nội chú trọng xây dựng các trường, cơ sở giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao

Hà Nội chú trọng xây dựng các trường, cơ sở giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao

2 năm trước

Theo thông tin từ Sở LĐ-TB&XH Hà Nội, năm 2022, mạng lưới 380 cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố tiếp tục hoạt động với tinh thần đổi mới, sáng tạo, gắn kết chặt...
Nâng cao nhận thức về giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình

Nâng cao nhận thức về giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình

2 năm trước

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam vừa phê duyệt Chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình đến năm 2030.